Sử dụng lò vi sóng có hại cho sức khỏe không?
Lò vi sóng có khả năng nấu chín và làm nóng thức ăn chỉ trong vài phút hoặc ít hơn, đem lại sự tiện ích bất ngờ cho các chị em nội trợ. Tuy nhiên, nhiều thông tin cho rằng, việc nấu nướng thức ăn bằng lò vi sóng sẽ làm biến đổi chất, làm mất chất dinh dưỡng trong thực phẩm, gây ảnh hưởng đến sức khỏe khiến nhiều người lo ngại. Thực hư chuyện lò vi sóng có hại cho sức khỏe không thì hãy cùng Bếp Nam Dương tìm hiểu nhé.
Nội Dung Chính
1. Cách hoạt động của lò vi sóng.
Lò vi sóng có chức năng biến dòng điện xoay chiều thành các bước sóng điện từ hay còn gọi là vi sóng. Sóng vi ba (vi sóng) là một loại sóng điện từ có thể truyền trong không gian với vận tốc ánh sáng. Bên trong lò vi sóng có một bộ phận gọi là magnetron giúp chuyển đổi điện thành năng lượng sóng ngắn. Lò vi sóng làm rung động các phân tử nước trong thực phẩm, từ đó giải phóng nhiệt nhanh chóng. Các sóng điện từ nhỏ này kích thích các phần tử trong thức ăn, làm cho các phần tử này chuyển động va chạm với nhau sinh ra nhiệt lượng. Do các bước sóng vô cùng nhỏ nên tác động lên toàn bộ thức ăn từ trong ra ngoài làm cho thức ăn nóng lên nhanh chóng hơn so với các loại nấu ăn khác. Đó là lý do thức ăn được chín trong thời gian cực nhanh.
Trước những thắc mắc liệu lò vi sóng có hại cho sức khỏe không, khoa học đã nghiên cứu và đưa ra câu trả lời chính xác
Điều đáng lưu ý đó là hầu hết tất cả các phương pháp làm nóng thức ăn kể cả nấu ăn đều có thể hủy hoại hoặc làm giảm giá trị dinh dưỡng có trong thực phẩm. Mỗi phương pháp đều làm thay đổi hương vị và chất dinh dưỡng theo mỗi cách khác nhau.
2. Lò vi sóng có hại cho sức khỏe không?
Vi sóng không phải phóng xạ vì các tia phóng xạ thường có năng lượng rất cao. Thí nghiệm cho thấy sự phân rã hạt nhân không phóng ra tia vi sóng – là loại sóng có năng lượng còn thấp hơn tia hồng ngoại mà mỗi người chúng ta đều đang phát ra.
Hơn nữa vi sóng cũng không đủ mạnh để kích thích sự phân rã của hạt nhân đồng vị không bền (nếu có) trong không khí trong lò lúc hoạt động. Do đó nói lò vi sóng là lò phóng xạ là không có cơ sở khoa học.
Sóng điện từ do lò vi sóng tạo ra là các phóng xạ điện từ không ion hoá tương tự như sóng điện thoại của các bạn nhưng với cường độ lớn hơn. Để phòng tránh tác hại có thể có do sóng điện từ sinh ra (không phải lúc nào sóng điện từ cũng có hại).
Các nhà sản xuất lò vi sóng đều thiết kế một tấm kim loại bao quanh (kể cả ở phần mặt kính) lò vi sóng, nhằm ngăn chặn không cho sóng điện từ thoát ra ngoài, bảo đảm an toàn cho người sử dụng.
Cho dù vậy vẫn có nhiều ý kiến cho rằng chúng vẫn có hại kể cả khi chúng yếu như sóng điện thoại đi nữa. Tuy nhiên để đảm bảo an toàn ở mức cao nhất, bạn hãy tránh xa lò vi sóng khoảng 30cm vì cường độ của sóng giảm dần theo khoảng cách.
Lò vi sóng được trang bị một lớp kim loại bao quanh, kể cả phần mặt kính để đảm bảo an toàn cho người sử dụng
3. Các chất dinh dưỡng trong thức ăn có bị ảnh hưởng khi nấu trong lò vi sóng?
Khi thức ăn đã qua nấu nướng thì dù bằng bất kỳ hình thức nào đều làm giảm chất dinh dưỡng, chỉ là ở các mức độ khác nhau mà thôi. Các yếu tố quyết định tới sự mất mát dinh dưỡng là nhiệt độ cao, thời gian nấu lâu và bạn có cho thêm nước vào không (nước làm hoà loãng các chất dinh dưỡng chảy ra ngoài).
May mắn là lò vi sóng ít bị ảnh hưởng bởi ba yếu tố này. Theo nghiên cứu, so với phương pháp nấu nướng khác thig lò vi sóng không làm giảm nhiều chất dinh dưỡng.
Đồ ăn được làm nóng bằng lòng vi sóng sẽ nóng rất nhanh, thời gian chế biến ngắn nên các vitamin thường bị ít phá hủy hơn các phương pháp nấu ăn khác. Hơn nữa, đối với các chất khoáng và các vitamin tan trong nước (như vitamin C, các vitamin nhóm B…) sẽ bị hòa tan một phần khi được luộc nấu, sẽ càng làm mất đi nhiều chất dinh dưỡng hơn.
Cách để giữ lại được nhiều chất dinh dưỡng trong thực phẩm là làm nóng thật nhanh, thời gian chế biến ngắn, hạn chế cho nhiều nước vào đồ ăn. Lò vi sóng đạt những tiêu chuẩn này.
4. Lưu ý khi dùng lò vi sóng
Điều cần cân nhắc khi dùng lò vi sóng đó là không phải lúc nào lò vi sóng cũng có thể làm nóng thức ăn một cách đồng đều. Lò vi sóng thực hiện hâm nóng thực phẩm trực tiếp với độ sâu từ 1 đến 1,5 inch (2,54 – 3,81cm), phần còn lại sẽ được hâm nóng bằng cách dẫn nhiệt.
Do vậy, bạn có thể khuấy hoặc trộn món ăn lên trước khi cho vào lò vi sóng để cả đĩa thức ăn được nóng hổi. Bên cạnh đó, bạn cần nhớ rằng khi dùng lò vi sóng cần ít độ ẩm hơn vì thực phẩm ít bốc hơi hơn so với quá trình nấu.
Không nên dùng đồ đựng bằng nhựa để hâm nóng thức ăn trong lò vi sóng
Bạn cần hết sức lưu ý đến các vật dụng đựng thức ăn khi đưa vào lò vi sóng. Tuyệt đối không được dùng các vật dụng bằng kim loại hoặc nhựa để đựng thức ăn khi nấu ăn bằng lò vi sóng. Các vật dụng bằng kim loại có thể gây nổ do tác động của sóng điện từ.
Các đồ đựng bằng nhựa có thể tạo ra độc chất tác động tới hormone. Ví dụ điển hình là nhựa có BPA sẽ gây ra ung thư tuyến giáp và béo phì. Dù bằng bất kỳ phương pháp hâm nóng nào đi nữa thì bạn cũng không nên dùng đồ nhựa để đựng.
Tóm lại, lò vi sóng là một thiết bị an toàn cho người sử dụng và chỉ cần nắm chắc hướng dẫn sử dụng là bạn đã có thể dùng lò thoải mái mà không lo ngại vấn đề sức khỏe. Chuyện lò vi sóng có hại cho sức khỏe không, từ nay bạn không cần phải lo lắng nhiều nữa mà hãy tận dụng hết sự tiện lợi mà phát minh này đem lại nhé!