[Review – Trích dẫn] Khoa Học Về Nấu Ăn – The Science Of Cooking – Stuart Farrimond
Thể Loại
Sách Nấu Ăn
Tác Giả
Stuart Farrimond
NXB
NXB Thế Giới
CTy Phát Hành
Nhã Nam
Số Trang
258
Ngày Xuất Bản
03 – 2021
Xem Giá Bán Trên
FAHASA T I K I SHOPEE
Nội Dung Chính
I. Giới thiệu sách Khoa Học Về Nấu Ăn – The Science Of Cooking
Khoa Học Về Nấu Ăn – The Science Of Cooking – Giải đáp thắc mắc, hóa giải lầm tưởng phổ biến về nấu ăn
Nắm bắt các kiến thức khoa học và nấu ăn như một đầu bếp thực thụ!
Cùng tìm hiểu xem tại sao ướp thịt qua đêm là không cần thiết, ngâm nước các loại gia vị khô lại giúp gia tăng hương vị, tại sao tốt nhất là nên nướng hạt trong lò vi sóng và muối có thể giúp bạn chần trứng hoàn hảo như thế nào.
Nâng tầm kỹ năng và hoàn thiện cách thức nấu ăn của bạn!
Đến từ bác sĩ, nhà khoa học thực phẩm, tiến sĩ Stuart Farrimond, người đã đưa khoa học về nấu ăn vào cuộc sống qua các chương trình truyền hình và phát thanh nổi tiếng.
Thông tin tác giả Stuart Farrimond
Với chuyên môn về khoa học thực phẩm, tiến sĩ Stuart Farrimond là một cây bút, người dẫn chương trình và nhà truyền thông về khoa học và sức khỏe.
Là một bác sĩ và giáo viên y khoa được đào tạo bài bản, thường xuyên xuất hiện trên truyền hình, đài phát thanh và các sự kiện đại chúng của Anh, bài viết của ông cũng có mặt trên báo chí Anh và quốc tế, bao gồm Daily Mail, New Scientist, BBC Focus, The Independent và The Washington Post.
Ông từng nằm trong danh sách đề cử Cây bút viết về chủ đề Khoa học của năm của Guardian/Observer, là người sáng lập và biên tập viên của tạp chí phong cách sống-khoa học trực tuyến Guru (tạp chí được quỹ từ thiện nghiên cứu y khoa lớn nhất thế giới Wellcome Trust tài trợ). Là người đã vượt qua căn bệnh ung thư não, Farrimond vận động và đại diện cho các chiến dịch và các quỹ phi lợi nhuận chống ung thư.
Ông dẫn một chương trình phát thanh khoa học hằng tuần và các nghiên cứu được công bố rộng rãi của ông về thực phẩm đề cập đến rất nhiều chủ đề phong phú.
II. Review sách Khoa Học Về Nấu Ăn – The Science Of Cooking
Dưới đây là tổng hợp Review sách Khoa Học Về Nấu Ăn – The Science Of Cooking của tác giả Stuart Farrimond. Giúp bạn có cái nhìn tổng quan nhất về cuốn sách mà không cần mất thời gian tìm kiếm.
Hãy truy cập Những Cuốn Sách Hay thường xuyên hoặc lưu lại để tiện theo dõi & cập nhật thông tin mới nhất nhé.
1. MIDORI MOMOIRO review sách Khoa Học Về Nấu Ăn – The Science Of Cooking
Khoa học về nấu ăn – The science of cooking
Giải đáp thắc mắc, hóa giải lầm tưởng phổ biến về nấu ăn
Đây vẫn là một cuốn sách bìa cứng in màu của DK nhé cả nhà. Sau đây mình xin review cụ thể cuốn sách này bao gồm nội dung chi tiết và những kiến thức mà cuốn sách sẽ đem lại cho bạn.
Mình phải thú thật là mình không phải một người có tài năng bếp núc. Hồi đi học mình chỉ có việc đi học, còn lại mẹ nấu cho ăn hết. Số lần ít ỏi mình vào bếp làm món gì đó thì hầu như là những món đơn giản và cũng mất khối lần làm hỏng mới “vỡ lẽ”.
Bước ngoặt của mình chính là … có người yêu mới. Anh ấy là một dev làm việc văn phòng. Có một hôm anh ngỏ ý muốn được ăn cơm trưa mình nấu vì lúc đó mình đang nghỉ hè khá rảnh. Đương nhiên là mình không từ chối. Và tuyệt vời là mình đã khai quật ra Savoury days. Huhu thực sự các công thức của SD không chỉ là đong bao nhiêu, bỏ bao nhiêu vào mà có những giải thích rất khoa học rằng phải làm thế này với công dụng gì.
Từ đó mình có thể tự học nấu ăn theo một cách rất khoa học, đơn giản hơn cách bố mẹ mình dạy rất nhiều.
Kể dài dòng như vậy, cuối cùng mình muốn nói rằng ai cũng có thể nấu ăn nếu nắm vững những kiến thức khoa học nấu ăn nền tảng. Thật đấy! Và cuốn The science of cooking này có khá nhiều thứ thú vị và hữu dụng sẽ giúp bạn có những phút giây “vỡ lẽ”.
Cuốn sách chia làm 9 phần: Mùi & vị, Đồ bếp thiết yếu, Thịt gia súc và gia cầm, Cá và hải sản, Trứng và sữa, Gạo hạt cốc và pasta, Rau củ quả hạt hạch và hạt giống, Rau gia vị gia vị khô dầu mỡ và hương liệu, Bánh nướng và đồ ngọt.
Ở phần đầu “Mùi & vị”, bạn sẽ được cung cấp những kiến thức khoa học căn bản về cách chúng ta nếm và cảm nhận mùi vị. Để biết thế nào là đồ ăn ngon, nhất định ta phải hiểu về mặt khoa học “ngon” là thế nào đã phải không?
Phần thứ hai “Đồ bếp thiết yếu” sẽ giúp bạn “giải ngố” về các công cụ bếp: dao sao lại có loại tù mũi loại nhọn, công dụng của từng loại, chất liệu nồi nào thì dùng cho món nào, …
Các phần sau là kiến thức về thực phẩm và cách chế biến chúng, được chia ra làm các nhóm thực phẩm khác nhau. Sách được in màu hút mắt, kiến thức được chia thành sơ đồ, bảng biểu và infographic rất dễ hiểu và dễ đối chiếu.
Đơn cử như thịt thì bạn có thể tham khảo cách chọn thịt tươi, nên ăn thịt đông đá hay không, các phần thịt và tên gọi của chúng (cho ai không biết thịt ba chỉ với thăn nội thăn ngoại khác nhau thế nào). Sau khi đọc cuốn này mình đã mở tủ đá ra và vứt đi một đống thịt nguội và xúc xích – những thứ mình tưởng sẽ để được lâu hơn … 1 tuần :(((
Sách vẫn mang dáng dấp của một cuốn sách tham khảo khoa học chứ không đơn thuần là sách dạy nấu ăn. Nói chung highly recommend mọi người đọc quyển này để nấu ăn không hoang mang ạ ❤
2. DU BÚT review sách Khoa Học Về Nấu Ăn – The Science Of Cooking
🎤 Còn quyển sách anh đang đọc là….?
🎵Cuốn “Khoa học về nấu ăn – the Science of Cooking”của tiến sĩ Stuart Farrimond, do Nhã Nam thực hiện.
Có lẽ vì những năm gần đây khi sống riêng và tự nấu ăn nhiều hơn và vì thực sự thích thú nấu nướng nên mình thích đọc những quyển như thế này nhiều hơn. Khoa học về nấu ăn không tập hợp những công thức nhỏ mà là mổ xẻ chi tiết về những nguyên liệu, quá trình chuyển đổi,… của thực phẩm trong nấu nướng. Mình là một người rất thích ăn thịt, nên đã thấy rất sướng khi lĩnh hội được rất nhiều những kiến thức xoay quanh thịt: từ màu sắc đến tình trạng, sự kết hợp với các loại nguyên liệu, khác biệt trong các quá trình chế biến, v.v… Mình nghĩ đây là một quyển rất đáng đọc, đặc biệt là khi bạn cần phải đứng bếp nhiều. Vì chỉ khi bạn hiểu rõ những thứ mình đang sử dụng trong nhà bếp thì bạn mới có thể thực sự nấu ăn giỏi.
À, quyển của Nhã Nam cũng in rất đẹp, khá là sát sườn với bản gốc.
🎤 Anh có nghĩ việc đọc có còn chỗ đứng trong thời đại mọi người chuộng sự nhanh-gọn-lẹ của các loại vlog/video review hay những page chuyên tóm tắt truyện không?
🎵 Mình nghĩ các nền tảng khác nhau thì nó sẽ luôn khác nhau, trừ phi sau này có hình thức nào đó khác cộng gộp mọi thứ lại khiến ai cũng phải quy phục. Thời đại công nghệ số phát triển thì thứ bị ảnh hưởng chỉ là “sách giấy” thôi chứ mình nghĩ việc đọc không bị ảnh hưởng. Người ta sẽ chuyển sang đọc sách digital, ebook nhiều hơn vì nó tiện hơn, dễ tìm hơn, nhiều hơn. Tuy nhiên mình lại là người không thích đọc ebook nên mình vẫn chọn sách giấy, thế thì bất lợi của mình có lẽ là đọc chậm hơn, ít hơn. Nhưng như vậy tức là sách giấy vẫn sẽ luôn có chỗ đứng.
Còn các page chuyên tóm tắt thì mình nghĩ nếu nó phục vụ được đối tượng của riêng nó thì vẫn là một thứ chúng ta không nên quá bài xích, trừ vấn đề bản quyền (trong việc trích dẫn hay chụp ảnh). Bởi vì mỗi người đến với việc đọc có những mục đích khác nhau. Nếu việc đọc tóm tắt cho hoạ thỏa mãn được việc tò mò về nội dung chính thì họ có quyền chọn, chúng ta không nên quá gay gắt hay áp đặt.
Trách nhiệm của những người làm sách trong thời đại 4.0 theo mình nghĩ là khó hơn, nhiều hơn vì phải có được những nội dung/contents thật sự chất lượng. Phân vùng độc giả sẽ ngày càng chia nhỏ và chi tiết vì người đọc sẽ ngày càng nhiều hơn (mình tin là như thế) nên việc các tác giả, nhà xuất bản càng sáng tạo được nội dung đáp ứng được yêu cầu của độc giả là việc rất quan trọng. Ngày nay các bạn trẻ đọc nhiều hơn chúng ta tưởng. Đọc các thông tin trên mạng xã hội cũng chứng tỏ việc nhiều người chịu chạm trán với mặt chữ hơn trước đây rất nhiều. Thế nên nếu ta sản xuất được nhiều thứ hấp dẫn họ thì việc có được con số độc giả là rất khả quan.
3. LÊ ÁNH PHƯỢNG review sách Khoa Học Về Nấu Ăn – The Science Of Cooking
“Khoa Học Về Nấu Ăn – The Science Of Cooking” Một quyển bách khoa về các nguyên liệu trong ẩm thực. Sách thiên về giới thiệu công dụng của các dụng cụ nhà bếp, giải thích các thành phần dinh dưỡng trong thực phẩm và quá trình biến đổi chất khi nấu ăn, từ đó hướng dẫn bạn đọc cách chế biến món ăn sao cho thơm ngon mà vẫn giữ được độ dinh dưỡng nhất định. Sách cầm nặng tay, in màu toàn bộ, chất lượng giấy in tốt và màu sắc sinh động.
4. BÙI THỊ MỸ VÂN review sách Khoa Học Về Nấu Ăn – The Science Of Cooking
“Khoa Học Về Nấu Ăn – The Science Of Cooking” Sách thiết thực và phân tích đầy đủ về thực phẩm chế biến hằng ngày giúp cho người làm món ăn có thể đúc kết nhiều kinh nghiệm nhằm giữ hương vị của nguyên vật liệu mà không phải đoán già đoán non theo kinh nghiệm dân gian như thịt tái, chín, nấu ở bao nhiêu độ thì còn chất dinh dưỡng… rất hữu ích, nên mua.
5. ANH THƯ TRẦN review sách Khoa Học Về Nấu Ăn – The Science Of Cooking
Thích quyển “Khoa Học Về Nấu Ăn – The Science Of Cooking” này lắm luôn. Vừa có hình ảnh đẹp lại dễ hiểu. Giúp mình có thêm kiến thức và nguồn gốc thông tin rõ ràng, áp dụng vào việc nấu ăn hay ăn uống hằng ngày chứ không thích xem ba share trên mạng
6. TRẦN MỸ ANH review sách Khoa Học Về Nấu Ăn – The Science Of Cooking
Sách “Khoa Học Về Nấu Ăn – The Science Of Cooking” hay và đẹp. Nội dung thực tế dễ hiểu, cũng nhiều nên sẽ mất nhiều thời gian đọc. Trả lời những câu hỏi và làm rõ những hiểu lầm trong việc nấu ăn. Đọc sách để nấu ăn một cách khoa học là cách đơn giản để yêu bản thân hơn.
III. Trích dẫn sách Khoa Học Về Nấu Ăn – The Science Of Cooking
……
Trên đây là một vài hình ảnh nội dung trong sách Khoa Học Về Nấu Ăn – The Science Of Cooking – Stuart Farrimond. Nếu các bạn thấy hay và hữu ích thì đừng quên mua sách giấy để ủng hộ Tác giả và Nhà xuất bản nhé!
Nội dung trên đây được sưu tầm từ nhiều nguồn trên internet. Hãy bấm nút Chia sẻ để giới thiệu sách đến bạn bè!
Những Cuốn Sách Hay trân trọng giới thiệu!
5/5 – (9 bình chọn)