Quy định về chính sách thuế GTGT đối với Doanh nghiệp chế xuất – Dịch vụ Kiểm toán IAC Hà Nội

Hiện nay, vẫn có nhiều doanh nghiệp chế xuất gặp những vướng mắc về vấn đề khai thuế. Thậm chí, nhiều đơn vị còn băn khoăn không biết liệu doanh nghiệp của mình có phải là doanh nghiệp chế xuất không. Vậy hãy cùng IAC tìm hiểu về chính sách thuế đối với doanh nghiệp chế xuất theo đúng quy định của pháp luật Việt Nam nhé!

Trong bài chia sẻ lần này, IAC Hà Nội sẽ làm rõ 2 vấn đề:

  • Một là: Định nghĩ đầy đủ về doanh nghiệp chế xuất
  • Hai là: Chính sách thuế GTGT đối với các Doanh nghiệp chế xuất.

Doanh nghiệp chế xuất có chịu thuế gtgt không?

1. Doanh nghiệp chế xuất là gì?

Theo khoản 6, điêu 2 Nghị định 29/2008/NĐ-CP, doanh nghiệp chế xuất (DNCX) tồn tại dưới 02 hình thức sau:

  • Là doanh nghiệp được thành lập và hoạt động trong khu chế xuất;
  • Hoặc là doanh nghiệp xuất khẩu toàn bộ sản phẩm hoạt động trong khu công nghiệp, khu kinh tế.

Trong đó:

Khu công nghiệp
Khu chế xuất
Khu kinh tế

Là khu chuyên sản xuất hàng công nghiệp và thực hiện các dịch vụ cho sản xuất công nghiệp
Là khu công nghiệp chuyên sản xuất hàng xuất khẩu, thực hiện dịch vụ cho sản xuất hàng xuất khẩu và hoạt động xuất khẩu
Là khu vực có không gian kinh tế riêng biệt với môi trường đầu tư và kinh doanh đặc biệt thuận lợi cho các nhà đầu tư

Tất cả các khu vực nói trên đều có ranh giới địa lý xác định, ngăn cách bởi hệ thống tường rào, có cửa ra, vào để đảm bảo cho sự kiểm soát của các cơ quan chức năng.

Như vậy, DNCX không nhất thiết phải nằm trong khu chế xuất, mà có thể nằm trong khu công nghiệp hoặc khu kinh tế, chỉ cần đảm bảo toàn bộ sản phẩm sản xuất ra đều được xuất khẩu.

Ngoài ra, DNCX phải được quy định cụ thể tại chỉ tiêu “Mục tiêu dự án” trong Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư với nội dung “Công ty ABC được áp dụng quy định doanh nghiệp chế xuất”.

Hoặc trong trường hợp không phải thực hiện thủ tục cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư, sẽ được quy định trong văn bản của cơ quan đăng ký đầu tư có thẩm quyền.

2. Chính sách thuế đối với các doanh nghiệp chế xuất

Thuế gtgt đầu vào của doanh nghiệp chế xuất

Căn cứ tại điều 2, Thông tư 219/2013/TT-BTC quy định về đối tượng chịu thuế GTGT:

“Đối tượng chịu thuế giá trị gia tăng (GTGT) là hàng hóa, dịch vụ dùng cho sản xuất, kinh doanh và tiêu dùng ở Việt Nam (bao gồm cả hàng hóa, dịch vụ mua của tổ chức, cá nhân ở nước ngoài), trừ các đối tượng không chịu thuế GTGT hướng dẫn tại Điều 4 Thông tư này.”

Tại điều 3, Thông tư 219/2013/TT-BTC quy định người nộp thuế:

“Người nộp thuế GTGT là tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh hàng hóa, dịch vụ chịu thuế GTGT ở Việt Nam, không phân biệt ngành nghề, hình thức, tổ chức kinh doanh (sau đây gọi là cơ sở kinh doanh) và tổ chức, cá nhân nhập khẩu hàng hóa, mua dịch vụ từ nước ngoài chịu thuế GTGT.”

» Doanh nghiệp chế xuất có chịu thuế GTGT không ?

Theo chính sách trên, Doanh nghiệp chế xuất không thuộc đối tượng là người nộp thuế giá trị gia tăng (GTGT) đối với hoạt động sản xuất để xuất khẩu nên không phải kê khai thuế GTGT với cơ quan thuế cho hoạt động này. Như vậy, có thể nói thuế GTGT đầu vào của doanh nghiệp chế xuất là 0%.

» Doanh nghiệp khu chế xuất được miễn mọi loại thuế

?

Riêng đối với các trường hợp DNCX thực hiện hoạt động mua bán hàng hóa và các hoạt động liên quan trực tiếp đến mua bán hàng hóa tại Việt Nam (gọi chung là hoạt động quyền xuất khẩu, quyền nhập khẩu) như:

  • DNCX nhập khẩu hàng hóa nước ngoài về bán trong thị trường Việt Nam;
  • Hoặc DNCX mua hàng hóa từ Việt Nam để xuất khẩu ra nước ngoài;
  • Hoặc DNCX mua hàng hóa từ Việt Nam sau đó bán trong thị trường Việt Nam;
  • Hoặc DNCX mua hàng hóa từ các DN trong khu chế xuất, sau đó bán vào thị trường Việt Nam hoặc ngược lại, mua hàng hóa từ Việt Nam để bán cho các doanh nghiệp trong các khu chế xuất với nhau.

Đều phải đăng ký với Ban quản lý khu công nghiệp, Sở KHĐT để được thực hiện thêm các chức năng trên. Và khi đó, DNCX phải đăng ký thuế với cơ quan thuế nội địa và thực hiện mở sổ kế toán hạch toán riêng doanh thu, chi phí liên quan đến hoạt động mua bán hàng hóa tại Việt Nam, không hạch toán chung vào hoạt động sản xuất, đồng thời phải bố trí khu vực riêng để lưu giữ hàng hóa nhập khẩu, xuất khẩu theo quyền nhập khẩu, quyền xuất khẩu. (Tham khảo thêm tại CV 4107/TCT-KK ngày 12/09/2017 về việc quản lý khai thuế đối với DNCX).

Trên đây là chi tiết về chính sách thuế với Doanh nghiệp chế xuất. Nếu còn bất cứ thắc mắc nào khác, hãy liên hệ ngay IAC Hà Nội để được tư vấn!

DỊCH VỤ CHẤT LƯỢNG 

GIẢI PHÁP TOÀN DIỆN – PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG