Phương pháp Điều Trị U Máu ở trẻ em
U máu ở trẻ em đôi khi chỉ là những vết bớt nhỏ. Ba mẹ đừng chủ quan mà hãy cho con đi khám vì nó có nguy cơ gây nguy hiểm cho bé.
Hơn 20 năm kinh nghiệm điều trị u máu, Bác sĩ chuyên khoa II Nguyễn Nguyệt Nhã khuyến cáo, các bậc phụ huynh có con bị u máu ở bất kỳ vùng nào trên cơ thể nên đưa trẻ đi khám, tư vấn càng sớm càng tốt. Phát hiện khi diện tích u và mạch máu còn nhỏ giúp việc điều trị mang lại kết quả cao hơn.
Trái tim của người thầy thuốc
Mỗi nghề nghiệp đều chứa đựng trong đó một giá trị riêng biệt. Nhưng suy cho cùng, mọi công việc đều vô nghĩa nếu nó không gắn với con người, vì con người, phục vụ con người.
Trò chuyện với Bác sĩ chuyên khoa II Nguyễn Nguyệt Nhã (Bệnh viện Đa khoa Hồng Ngọc), chúng tôi nhận ra rằng, sở dĩ công việc chuyên môn mang lại cho bà và các đồng nghiệp nhiều hạnh phúc đến vậy vì qua đó, họ được gặp gỡ, tiếp xúc với người bệnh, được chữa bệnh, cứu người.
Với bất cứ bệnh nhân nào, dù giàu sang hay nghèo hèn, Bác sĩ Nhã đều quan tâm, hỏi han ân cần. “Sức khỏe của người bệnh là số 1”, nói rồi, bà hồ hởi dẫn chúng tôi đi thăm một bệnh nhi vừa được bà phẫu thuật cắt bỏ khối u máu thành công. Nhìn ánh mắt vui mừng của người nhà bệnh nhân, chúng tôi cảm nhận được lòng biết ơn vô hạn của họ dành cho vị bác sĩ.
Nhắc đến những lời biết ơn từ người bệnh, Bác sĩ Nhã chỉ mỉm cười. Bà quan niệm: “Đấy là nhiệm vụ. Làm thầy thuốc, điều đáng quan tâm nhất là làm thế nào bệnh nhân được an toàn tuyệt đối cả về thể chất lẫn tinh thần”.
Hơn 20 năm kinh nghiệm điều trị u máu, từng giữ chức Phó khoa sọ mặt tạo hình Bệnh viện Nhi Trung ương, từng học tập và làm việc tại Trung tâm sọ mặt Bệnh viện Changgung Menorial Đài Loan (Trung Quốc), Đại học Y Paris VI (Pháp), điều khiến Bác sĩ Nguyệt Nhã trăn trở lo lắng là đến nay, vẫn có nhiều người nhầm lẫn u nội mạc mạch máu với u dị dạng mạch máu.
Trong khi đó, việc xử lý thích hợp các trường hợp u máu phụ thuộc vào sự chẩn đoán chính xác (phân biệt u nội mạc mạch máu với u dị dạng mạch máu) cũng như tiên lượng và xác định thật chuẩn u máu có thoái triển hay không.
Theo Bác sĩ Nhã, u nội mạc mạch máu do có sự tăng sinh tế bào lát thành mạch máu, các tế bào nội mạc mới tạo thành các ống mạch máu mới, khiến u phát triển, thường xuất hiện ở trẻ sau khi sinh vài ngày, phát triển nhanh trong những tháng đầu đời, sau đó có thể dừng phát triển và tự thoái lui qua nhiều năm.
U dị dạng mạch máu là dạng bẩm sinh, do mạch máu phình ra khi mới hình thành, sẽ tồn tại, phát triển, lan rộng trong suốt cuộc đời của trẻ từ lúc trẻ sinh ra cho đến khi trưởng thành mà không tự nhiên mất đi.
U máu tiến triển có 2 giai đoạn: tăng sinh và thoái triển. Theo tài liệu nước ngoài, ở các xứ lạnh, tác nhân lạnh là một trong những yếu tố làm giảm nguy cơ gây tăng sinh u máu.
“Muốn tiên lượng chính xác u máu có thoái triển hay không, các bác sĩ phải tiến hành thăm khám và theo dõi bệnh nhân rất sát sao trong 3 tháng liên tục để biết được tính chất của khối u. Nếu u có chiều hướng mờ đi khi chưa can thiệp thì có khả năng là u thoái triển. Tuy nhiên, trong gần 2000 ca u máu mà tôi từng tiếp nhận, u thoái triển chiếm tỉ lệ rất thấp”, Bác sĩ Nhã cho biết.
Để chẩn đoán bệnh u máu, có thể dựa vào phương pháp lâm sàng và cận lâm sàng. Đây cũng là 2 phương pháp mà Bác sĩ Nhã thường kết hợp khi thăm khám cho bệnh nhi tại Bệnh viện Đa khoa Hồng Ngọc. Dựa vào lâm sàng có thể nhận biết các dạng u như thể u máu phẳng, u thể hang, u dưới da, u máu xương, u máu thể động mạch, u bạch mạch và u hỗn hợp.
Ngoài ra, sử dụng phương pháp cận lâm sàng như chụp mạch vùng u có hiện tượng ngấm thuốc mạnh, siêu âm vùng giãn âm rõ ở giữa; chụp CT Scan sọ mặt, chụp cộng hưởng từ MRI để xác định vị trí u, kích thước và sự xâm lấn của u; sinh thiết tế bào nếu u ở vùng sâu và khó xác định
Chớ coi thường những vết bớt nhỏ
Tùy theo từng loại u máu cũng như mức độ của bệnh, mà bác sĩ quyết định có nên điều trị hay không; điều trị bằng phương pháp nào để khỏi bệnh, không gây ảnh hưởng nhiều tới sức khỏe và thẩm mỹ.
Theo Bác sĩ Nguyệt Nhã, không nên quan niệm tất cả u máu đều tự khỏi, không cần điều trị mà chủ quan, coi thường những vết bớt nhỏ hoặc bỏ qua các u máu ở vị trí đặc biệt hay trong giai đoạn phát triển, bởi chúng đều có thể gây nguy hiểm cho tính mạng.
Có trường hợp cháu bé 1 tháng tuổi bị u máu, mới đầu chỉ biểu hiện bệnh bằng một nốt ruồi son nhưng sau vài ngày đã tiến triển rất nhanh. Khi Bác sĩ Nguyệt Nhã tiếp nhận, em bé đã ở trong tình trạng bị khối u lớn bao phủ một bên mặt, đồng thời những đám đỏ tươi sưng nề lan rộng ra cả vùng đầu, thóp và thái dương.
Bác sĩ Nhã phải tiến hành điều trị cho trẻ bằng thuốc theo liều chuẩn, phù hợp với cân nặng, thể trạng. Sau 2 tháng điều trị, màu sắc da trên u đã nhạt nhiều, khối u xẹp hoàn toàn, phần mặt bị khối u bao phủ của bé về gần như bên lành.
Thực tế có không ít trường hợp u máu nằm ở các vị trí có thể gây biến chứng như đường thở, dưới da, vùng xương cùng cụt hay ở hàm, ở cổ… phát triển âm thầm, người bệnh khó phát hiện. Cho đến khi có những biểu hiện rõ rệt thì bệnh đã chuyển sang giai đoạn nặ
Các biến chứng có thể xảy ra do u máu là loét và hoại tử vùng trung tâm khối u, bội nhiễm thứ phát sau khi có hoại tử khối u. Trong đó, chảy máu là biến chứng thường thấy nhất khi u máu phát triển nhanh về thể tích.
Các u máu nằm ở mi mắt, mũi, tai, miệng, hậu môn… thường gây ra những rối loạn về chức năng sống cho trẻ. Chẳng hạn, u máu ở mi mắt có thể dẫn đến nhược thị, lác hay rối loạn thị giác.
Những trường hợp u máu nằm ở vị trí có thể gây biến chứng, có ảnh hưởng đến sinh hoạt, thẩm mỹ hay ở các vị trí nguy hiểm thì cần phải điều trị kịp thời và đúng cách.
Do đó, Bác sĩ Nhã khuyến cáo, các bậc phụ huynh có con bị u máu nên đưa trẻ đi khám, tư vấn càng sớm càng tốt để các bác sĩ chẩn đoán, theo dõi và xử trí. Phát hiện khi diện tích u và mạch máu còn nhỏ giúp việc điều trị mang lại kết quả cao hơn.
Niềm hi vọng của những bệnh nhân u máu
Hiện nay, với sự phát triển về chuyên môn cao cũng như cơ sở vật chất khang trang hiện đại, Bệnh viện Đa khoa Hồng Ngọc đã trả lại khuôn mặt và thân hình lành lặn bình thường cho hàng ngàn bệnh nhân u máu bằng các phương pháp hiện đại, ít để lại di chứng. Trong đó, không ít trường hợp u máu phát triển nhanh, đe doạ đến sự sống, chức năng sống, tưởng chừng như vô vọng nhưng đã được các bác sĩ tận tình cứu chữa.
Điển hình như ca cứu sống bệnh nhi ở Bình Dương bị u quanh khí quản, ca điều trị tiêm xơ và phẫu thuật tái tạo mắt cho một bé gái bị u máu thể hang vùng mắt và thái dương của Bác sĩ Nguyệt Nhã. Hay trường hợp cháu bé 2 tháng tuổi bị u máu ở gan, đã đi khám chữa nhiều nơi nhưng không mang lại kết quả. Sau 10 tháng được Bác sĩ Nhã điều trị bằng hoạt chất, khối u có đường kính 10 cm trong gan của em bé chỉ còn là một nhân xơ vôi hoá bé tí xíu.
Điều khiến Bác sĩ Nhã trăn trở là hiện nay, điều trị u máu vẫn chưa có trong danh mục bảo hiểm y tế. Trong khi đó việc điều trị lại kéo dài và khá tốn kém. Bà nhớ mãi trường hợp em bé bị u máu bẩm sinh nhưng bố mẹ không có tiền chạy chữa. Do đó, khối u của con phát triển quá to, che lấp cả một bên mắt, ảnh hưởng đến khả năng nhìn. Sau khi được bệnh viện hỗ trợ chi phí, bà tiến hành điều trị và phẫu thuật cắt bỏ khối u thành công cho cháu bé, kết quả điều trị khả quan và không tái phát.
Bác sĩ Nhã hi vọng Bệnh viện Đa khoa Hồng Ngọc sẽ trở thành “địa chỉ vàng” giúp cha mẹ vững niềm tin vào y học nước nhà và thực tế đã có thể thực hiện các phương pháp điều trị bệnh liên quan u máu không thua kém gì các nước tiên tiến.
Trong công việc, từng ngày, từng giờ, Bác sĩ Nguyễn Nguyệt Nhã cùng các đồng nghiệp của mình luôn tận tuỵ, hết mình, làm với lương tâm và trách nhiệm cao nhất của một người thầy thuốc. “Mình cứ đi từng bước một, chậm mà chắc”, bà chia sẻ. Như một dòng nước, cứ miệt mài chảy, sẽ có lúc ra đến dòng sông, gặp đại dương…
Theo dõi thêm fanpage: Bệnh viện Đa khoa Hồng Ngọc
LIÊN HỆ ĐỂ ĐƯỢC TƯ VẤN VÀ ĐẶT LỊCH KHÁM:
BỆNH VIỆN ĐA KHOA HỒNG NGỌC
Địa chỉ: Số 55 Yên Ninh,Trúc Bạch, Ba Đình, Hà Nội
Tel:+(84-24) 3927 5568, máy lẻ: 0
Hotline: 0912 002 131
Email: [email protected]