Phủ Dầy có phải đền? Ý nghĩa đặc biệt đằng sau cái tên Phủ Dầy

Phủ Dầy là một quần thể kiến trúc mang đậm nét tín ngưỡng truyền thống của người Việt. Đây là nơi thờ chính của Mẫu Liễu Hạnh, cũng là nơi gắn liền với truyền thuyết giáng sinh lần thứ 2 của mẫu. Hằng năm, cứ vào dịp đầu xuân năm mới, đền lại mở rộng cửa đón hàng ngàn con hương đệ tử từ bốn phương về cúng lễ, dâng hương. Người người cầu thỉnh Thánh Mẫu phù hộ độ trì cho gia quyến trong ấm ngoài êm, năm mới thuận lợi, cát tường như ý.

Do tình hình .dịch .bệnh phức tạp, nhiều thanh đồng đạo quan cùng các con nhang đệ tử không thể về bái yết cửa Cha cửa Mẹ khiến lòng bề bộn không yên. Hiểu được cảm giác đó, từ tháng 5/2021 Oản Cô Tâm nhận gửi đồ lễ về cửa đền và nhờ thủ nhang kêu cầu vái vọng theo ý nguyện của gia chủ. Để được tư vấn chi tiết hơn, vui lòng gọi đến hotline 03 4545 5959 hoặc nhắn tin zalo đến Oản Cô Tâm.

Xem thêm: Truyền thuyết giáng sinh lần thứ 2 của Mẫu Liễu Hạnh.

Phủ Dầy Nam Định thờ ai?

Như đã nói ở trên, Phủ Dầy Nam Định thờ Thánh Mẫu Đệ Nhất Thượng Thiên – Mẫu Liễu Hạnh. Kể cả trong những di tích đền phủ khác thuộc khu di tích Phủ Dầy thì Mẫu Liễu Hạnh vẫn là vị thánh được thờ ở nơi trung tâm và ở vị trí cao nhất.

Sở dĩ Phủ Dầy là nơi thờ chính của Thánh Mẫu Đệ Nhất Thượng Thiên bởi đây là nơi giáng sinh lần thứ hai của Mẫu. Chuyện kể rằng Mẫu Liễu hạnh là vị công chúa con gái của Ngọc Hoàng. Nàng được lệnh xuống trần gian đầu thai vào một gia đình họ Lê ở thôn An Thái, Thiên Bản (nay là xã Kim Thái, Vụ Bản, Nam Định) và lấy chồng họ Trần ở cùng thôn đó.

Hiện nay tại thôn Tiên Hương vẫn còn lưu giữ nhà thờ tổ của hai họ Trần, Lê được gọi là Phủ Nội. Nhà thờ tổ này được xây dựng từ hơn 200 năm trước và được nhân dân hương khói, gìn giữ đến tận ngày nay. Trong bản gia phả được lưu giữ tại Phủ Nội cũng có ghi rõ rằng Mẫu Liễu Hạnh được sinh ra tại thôn này có cha là ông Lê Thái Công và mẹ là Trần Thị Phúc. Trong suốt khoảng thời gian Mẫu giáng thế lẫn khi Mẫu đã về thiên, có rất nhiều câu chuyện huyền thoại tâm linh về Mẫu xảy ra.

Xem thêm: Lắng nghe sự tích 3 lần giáng thế của Mẫu Liễu Hạnh – Mẫu Liễu Hạnh giáng thế ở đâu?

Phủ Dầy có phải đền? Ý nghĩa tên Phủ Dầy

Theo lệ, nơi thờ Phật thì được gọi là chùa, nơi thờ thánh thì được gọi đền. Tuy nhiên đền thờ Mẫu Liễu Hạnh lại được gọi là Phủ. Điều này không có nghĩa Phủ Dầy không phải đền. Bởi vì Đức Thánh Mẫu được sắc phong là “Liễu Hạnh Công Chúa”, mà phủ là danh từ chỉ định dinh cơ của vương công, quý tộc. Và theo lẽ đó, nơi công chúa ngự tức Liễu Hạnh Công Chúa ngự thì chính là Phủ.

phủ tiên hươngphủ tiên hương

Việc được gọi là Phủ Dầy bởi đền nằm ở làng Kẻ Dầy. Nên gọi đền thờ này là Phủ Dầy. Dù vậy vẫn có nhiều người gọi là Phủ Giầy hoặc Phủ Giầy Nam Định. Sự sai khác này là do sự phong phú của Tiếng Việt, tại mỗi vùng miền người ta lại phát âm khác nhau dẫn đến việc sai khác trong chính tả.

Xem thêm: Đi đền Cô Chín cầu gì? Đền Cô Chín có gần Phủ Dầy?

Các công trình kiến trúc nổi bật thuộc quần thể di tích Phủ Dầy

Quần thể Phủ Dầy có hơn 20 công trình kiến trúc đặc sắc, trong đó có 3 công trình gắn liền với cuộc đời Thánh Mẫu Liễu Hạnh trong lần giáng sinh thứ 2, đó là phủ Tiên Hương (phủ chính), phủ Vân Cát và lăng Chúa Liễu.

Phủ Tiên Hương (phủ chính)

Tiên Hương được nhân dân coi là phủ chính thờ Mẫu. Do đó, nơi đây thường đón nhiều du khách tới chiêm bái nhất. Công trình kiến trúc đã được xây dựng từ thời cảnh trị nhà Lê tức năm 1663 – 1671. Trải qua hơn 400 năm lịch sử, đền được nhân dân tu sửa nhiều lần ngày càng bề thế và rộng lớn hơn. Theo đó, phủ Tiên Hương gồm tất cả 19 tòa và 81 gian lớn nhỏ. Ngay trước cửa đền có một hồ bán nguyệt tương đối lớn. Toàn bộ thành hồ được lắp ráp bằng đá chạm khắc hoa văn hình rồng tinh xảo.

Phủ tiên hương

Điện thờ chính của Phủ được làm theo cấu trúc 4 cung gồm cung đệ nhất, đệ nhị, đệ tam, đệ tứ. Các cung đều được chạm khắc tinh vi, sơn son thiếc vàng bề thế uy nghiêm.

Dưới đây là những hình ảnh được ghi lại tại 4 gian thờ trang nghiêm nơi Phủ chính Tiên Hương theo thứ tự từ ngoài vào trong.

Xem thêm: Tổng hợp ngày tiệc Tứ Phủ 12 tháng và các ngày lễ tiết lớn trong năm, con hương nhất tâm cần biết.

Phủ dầy

 

phủ dầy

 

phủ dầy

 

phủ tiên hương

Trong cùng là cung thờ tam vị thánh Mẫu được chia thành 2 gian thờ. Gian bên ngoài thờ ngai vị của các ngài.

đền thờ mâu đệ nhất

Bên ngoài khu đền chính, hai bên là hai gian đền thờ thánh cô, thánh cậu, …

phủ tiên hương

 

đền thờ mẫu liễu hạnh ở đâu

mẫu liễu hạnh được thờ ở đâu

đền thờ mẫu liễu hạnh

đền thờ mẫu đệ nhất

 

đền mẫu liễu hạnh

 

mẫu liễu hạnh được thờ ở đâu

 

phủ dầy

phủ dầy

Phủ Vân Cát

Gần với phủ Chính là Phủ Vân Cát. Phủ được xây với lối kiến trúc gần giống phủ Tiên Hương. Theo đó, ngay trước cửa phủ là hồ bán nguyệt. Giữa hồ có nhà Thủy Lâu, 3 gian, mái cong. Phủ Vân Cát cũng có 4 gian đệ nhất, đệ nhị, đệ tam, đệ tứ. Mẫu Liễu Hạnh được thờ ở trung tâm.

phủ dầy

Lăng Bà Chúa Liễu

Lăng Bà Chúa Liễu là nơi an nghỉ của Mẫu Liễu Hạnh. Lăng được xây bên cạnh phủ Chính với diện tích khoảng 625m2 theo cấu trúc hình chữ nhật. Cổng vào hướng đông tây, nam bắc. Toàn bộ lăng mộ được lát bằng đá xanh, chạm khắc hoa văn tinh xảo.Các cửa vào đều có trụ cổng hình búp sen chớm nở. Giữa lăng là ngôi mộ có hình bát giác vô cùng uy nghiêm.

phủ dầy nam định

Kinh nghiệm hành hương cầu lộc đầu năm tại Phủ Dầy

Vị trí Phủ Dầy và cách di chuyển đến đền

Phủ Dầy nằm gần thành phố Nam Định tại xã Kim Thái, huyện Vụ Bản, tỉnh Nam Định. Muốn đi lễ Phủ Dầy bạn có thể đi bằng xe khách hoặc đi bằng phương tiện di chuyển cá nhân.

Nếu đi bằng xe khách, từ Hà Nội, bạn ra bến xe Giáp Bát bắt xe khách về Vụ Bản, Nam Định. Thời gian đi khoảng 2 tiếng và giá vé khoảng 70,000đ. Hãy hỏi phụ xe xuống điểm gần Phủ Dầy nhất. Tại điểm này bạn thuê xe đi vào đền.

Nếu đi bằng ô tô – thời gian di chuyển là 1h36p – khoảng cách 99,5km – có trạm thu phí: từ Hà Nội bạn đi theo hướng ĐCT Hà Nội – Ninh Bình – đến nút giao đi Nam Định – Ninh Bình đi bên phải theo các biển báo cạnh đường- tại ngã ba Cao Bồ rẽ trái về QL38B – rẽ trái tại Cơm Phở Thành Nhung vào ĐT56 – Phủ Dầy.

phủ tiên hương

Nếu đi bằng xe máy hoặc ô tô tránh trạm thu phí bạn có thể đi đường QL1A – thời gian là 2h20p – 94,3km: từ Hà Nội bạn đi thẳng về hướng QL38 đi theo QL38 – đi vào đường Yên Nam – Cầu Câu Tử – tại photocopy hồng kiên rẽ phải – rẽ phải vào QL21B – tại vòng xuyến đi theo lối ra thứ 1 vào ĐT 975 – rẽ trái tại Quảng Cáo Đức Minh vào QL21A – rẽ phải tại Hotel 68 vào ĐT56 – đi thẳng tới Phủ Dầy.

Phủ tiên hương

Đường vào Phủ Tiên Hương – Phủ Dầy chính là khu chợ Viềng nổi tiếng được mở ra vào tháng giêng hàng năm. Người dân thường ghé phiên chợ này vào những dịp đầu năm để mua bán lấy phép cho một năm buôn may bán đắt, nhiều tài nhiều lộc. Trong những ngày thường, phiên chợ này vẫn mở tuy nhiên không khí buôn bán không được sôi động như dịp tháng giêng. Bạn có thể kết hợp vừa đi lễ Phủ Dầy, vừa tham gia phiên chợ Viềng để trải nghiệm trọn vẹn văn hóa nơi đây.

Khi bước vào cung đường này, nếu bạn vẫn không biết đền chính Tiên Hương – Phủ Dầy ở đâu thì bạn có thể tìm kiếm biểu tượng chiếc lư hương khổng lồ bằng đồng. Đây là dấu hiệu nhận biết dễ nhất dành cho bạn.

phủ dầy nam định thờ ai

Kinh nghiệm khi dâng lễ Phủ Dầy

Có một điểm đặc biệt khi sắm lễ Phủ Dầy là các con hương đến đây thường mua cành vàng cành bạc, cây lộc, cây tài tại những sạp hàng ngay sân đền để dâng lên ban thờ thánh Mẫu và xin mẫu ban lộc. Sau khi hạ lễ, đem những cành vàng cành bạc này về bày ở ban thờ gia tiên để thờ cúng cho may mắn.

Bên cạnh lễ này, người ta cũng sắm mâm lễ đầy đủ gồm một đĩa hoa, một đĩa quả với nhiều loại quả, một cơi trầu, quả cau, cút rượu, xôi thịt, giấy tiền và cánh sớ báo danh. Sau đó, bày các thức lễ này trên một mâm lễ và dâng lên ban thờ trong đền.

Với việc bày lễ, ban quản lý nhà đền cũng sắp xếp riêng một khu vực sắp lễ khá rộng rãi dành cho du khách. Khu vực này nằm ngay bên cạnh đền, nằm thẳng khu vực bạn đi vào đền nên rất dễ nhận ra.

Bạn có thể thoải mái sử dụng mâm, đĩa tại khu vực này để sắp lễ. Tuy nhiên, hãy nhớ trả lại chỗ cũ sau khi dâng lễ xong nhé!

phủ dầy nam định thờ ai

Sau khi dâng đủ những thức lễ này trên ban thờ thánh và đọc văn khấn, bạn chờ hết một tuần hương rồi hạ lễ. Riêng cánh sớ và giấy tiền đem đi hóa tại nơi hóa sớ trong khuôn viên đền.

Bên cạnh đó, nếu bạn muốn có một lễ vật có thể dâng cúng lâu dài trên ban thờ thánh thì có thể tham khảo Oản Tài Lộc. Oản Tài Lộc có thể được lâu với thời gian khoảng 6 tháng được trang trí tỉ mỉ, trang trọng rất thích hợp đặt trong không gian cúng lễ.

Quanh oản vẫn là một trong những lễ vật nên có khi dâng lễ. Riêng khi sắm lễ Mẫu Phủ Dầy, nếu bạn đã sắm oản thì phải sắm 3 quanh oản đủ 3 màu xanh, đỏ, trắng tượng trưng cho 3 vị thánh mẫu linh thiêng chứ không nên chỉ sắm 1 riêng một quanh oản với một màu dâng Mẫu Liễu Hạnh. Oản này nên là Oản Tài Lộc được trang trí tỉ mỉ có đầu tư với nhiều nhành hoa cùng quạt lông công phượng,…như sau:

Mẫu Oản Mã dâng Mẫu:

Đây là dòng sản phẩm đặc biệt được Oản Cô Tâm đầu tư chăm chút đến từng chi tiết nhỏ dưới sự nghiên cứu kỹ lưỡng về hệ thống tâm linh Tam Tứ Phủ. Từ trang phục, nón, hài, quạt đến các phụ kiện trang sức đính kèm đều được dựa nguyên mẫu theo hình ảnh giá hầu Tam Tòa Thánh Mẫu. Phẩm lễ Oản mã là lựa chọn của nhiều con hương đệ tử khi sắm lễ đi Phủ Dầy, bày tỏ tấm lòng thành kính chiêm bái nhà đền.

Mẫu Oản Lụa dâng Mẫu:

Dòng Oản Lụa là mẫu sản phẩm cơ bản tại Oản cô Tâm. Oản Lụa bao gồm 3 size Tiểu, Trung, Đại đáp ứng đa dạng nhu cầu của con hương khi chọn đồ dâng lễ phù hợp. Với thiết kế độc đáo, đa dạng, nhiều mẫu mã, Oản Lụa Tài Lộc chắc chắn sẽ là lễ Mẫu Phủ Dầy sang trọng, đủ đầy và thành tâm. Mời quý khách tham khảo một số mẫu Oản Lụa Tài Lộc được ưa chuộng nhà Oản Cô Tâm.

 

Xem thêm: Những chú ý quan trọng khi dâng lễ Oản Tài Lộc trên mâm lễ Tứ Phủ, lễ Phật, lễ Gia Tiên và Thần Tài.

Với những nghệ nhân tài năng cùng đôi bàn tay khéo léo kết hợp với quá trình nghiên cứu bài bản, chuyên sâu về văn hóa cúng lễ đền phủ Việt Nam, Oản Cô Tâm đã tạo nên rất nhiều tác phẩm Oản cúng lễ vô cùng đặc sắc, mang vẻ đẹp sang trọng, lộng lẫy, có 1-0-2 cực kỳ thích hợp để dâng lễ các thánh thần Tứ Phủ, thể hiện lòng tôn kính trọng vọng.

Liệu có phải lễ toàn bộ các đền phủ thuộc quần thể Phủ Dầy?

Như đã nói ở trên, quần thể Phủ Dầy gồm rất nhiều công trình kiến trúc lớn nhỏ, chứa đựng những giá trị tâm linh thiêng liêng riêng. Tuy nhiên, nếu bạn đi hành hương bái mẫu đầu năm để cầu cho một năm tốt lành, may mắn thì bạn chỉ cần lễ ở nơi đền chính của Phủ Dầy tức Phủ Tiên Hương. Tại đây, bạn đặt lễ ở ban chính và khấn vái thánh là được.

Văn khấn

Nam mô a di đà phật! (3 lần)

Hương tử chúng con thành tâm kính lạy đức Hiệu Thiên Chí tôn Kim Quyết Ngọc Hoàng Huyền cung cao Thượng đế.

Kính lạy

Đức Cửu Trùng Thánh Vân lục cung công chúa

Đức Thiên tiên Quỳnh Hoa Liễu Hạnh Mã Hoàng công chúa, sắc phong Chế Thắng Hỏa Diệu Đại Vương, gia phong Tiên Hương Thánh mẫu

Đức đệ nhị đỉnh thượng cao sơn triều Mường Sơn tinh công chúa Lê Mại Đại Vương

Đức đệ tam Thủy phủ, Lân nữ Công Chúa

Đức đệ tứ khâm sai Thánh Mẫu, tứ vị chầu bà, năm tòa quan lớn Mười dinh các quan, mười hai Tiên Cô, mười hai thánh cậu, Ngũ hổ Đại tướng, Thanh Hoàng Bạch Xà Đại tướng.

Hôm nay là …

Tín chủ con là ………..

Ngụ tại:……………………………

Cùng toàn thể gia đình đến điện (phủ, đền) chấp tay kính lễ khấu đầu vọng bái.

Lòng con thành khẩn, dạ con thiết tha kính dâng lễ vật con cúi xin các ngài xét thương cứu độ cho gia đình con tiêu trừ tai nạn điều lành thường tới, cầu tài được tài, cầu lộc được lộc, cầu bình an được bình an.

Nam mô a di đà phật! (3 lần)

Chú ý, đây là bài khấn nôm cho những con hương đi lễ nhà thánh, nhà ngài còn những thầy đồng chuyên lễ lạy thì sẽ sử dụng bài khấn khác đầy đủ và chi tiết hơn rất nhiều.

Đặc sắc lễ hội Phủ Dầy Nam Định

Lễ hội Phủ Dầy tại Nam Định thường được tổ chức vào tháng 3 âm lịch hằng năm nhằm bày tỏ lòng thành kính với Mẫu Thượng Thiên cũng như cầu cho quốc thái dân an, mùa màng tốt tươi, có hoa có trái, mọi người được bình an, khỏe mạnh. Với nhiều hoạt động độc đáo, bài bản, mang nhiều giá trị truyền thống, lễ hội Phủ Dầy được đánh giá là lễ hội lớn nhất và đặc sắc nhất không nơi nào có được. Thậm chí, các nhà nghiên cứu văn hóa cũng nhận định hội đây là một phần quan trọng tạo nên “bản đại diễn xướng sử thi Liễu Hạnh” hào hùng, đáng ngưỡng mộ.

Giống như bao lệ tổ chức lễ hội khác, lễ hội Phủ Dầy cũng gồm phần lễ và phần hội.

Phần lễ gồm 3 phần lần lượt là lễ rước Mẫu Thỉnh Kinh, lễ rước Đuốc, lễ kéo chữ Hoa Trượng Hội.

Phần hội được tổ chức với những hoạt động sôi nổi hơn, đưa không gian văn hóa sinh hoạt xưa cũ về thời hiện đại với các trò chơi truyền thống như múa rối nước, đấu cờ người, thổi cơm thi, …. bên cạnh những câu hát chèo, hát văn thấm đẫm giá trị dân tộc từ ngàn xưa.

Trong suốt thời gian diễn ra lễ hội, nghi thức hầu đồng cũng được tổ chức song song trong đền. Đây là nghi thức đậm chất tín ngưỡng dân gian chỉ có thể tìm thấy tại các đền, phủ.

Ngoài ra vào mùng 7 hoặc mùng 8 âm lịch hằng năm. Tại cổng đền còn tổ chức hội “chợ Viềng” nổi tiếng nhất miền Bắc. Người ta quan niệm, đi chợ Viềng thì sẽ được “mua may, bán rủi”. Và cũng coi như một hình thức gieo lộc đầu năm để nhận về may mắn phước lành trong năm. Hội chợ Viềng mang phần nhiều về quan niệm tâm linh nhưng dù sao nó cũng là một tục lệ tốt đẹp đã tồn tại từ xa xưa và trở thành một phần không thể thiếu mỗi mùa tết Nguyên Đán về.