Phát hiện hai hố đen siêu lớn thích ‘ăn vặt’
Hình ảnh hố đen nuốt chửng ngôi sao – Ảnh: THE UNIVERSITY SPACE TECH
Các đợt bùng phát lặp đi lặp lại được phát hiện đến từ trung tâm của hai thiên hà. Khu vực này là nơi cư trú của các hố đen siêu lớn.
Những vùng sáng đột ngột này là một loại sự kiện gián đoạn thủy triều (TDE). Hiện tượng trên diễn ra khi một ngôi sao đến quá gần hố đen. Chúng bị xé toạc và vật chất của sao bị đốt nóng. Điều đó xảy ra khi nó chuyển động xoắn ốc về phía hố đen.
Thông thường, các TDE này là sự kiện nhất thời diễn ra một lần. Nguyên do bởi vì ngôi sao bị lỗ đen tóm và xé toạc hoàn toàn.
Tuy nhiên, trong trường hợp của hai hố đen có ký hiệu eRASSt J045650.3–203750 và AT2018fyk, nằm cách chúng ta gần 900 triệu năm ánh sáng và 1 tỉ năm ánh sáng, lại khác. Hiện cả hai vẫn chưa giết được những ngôi sao. Khi ngôi sao đến gần các hố đen hơn, chúng sẽ bị hố đen lấy một số vật chất. Từ đó gây ra TDE lặp đi lặp lại mỗi chu kỳ gặp gỡ.
Sự kiện đầu tiên được kính viễn vọng tia X eROSITA phát hiện. Sau đó được tàu quỹ đạo XMM-Newton của Cơ quan Vũ trụ châu Âu (ESA) theo dõi. Cứ 233 ngày, một ngôi sao lại dường như đến quá gần hố đen.
Quan sát XMM-Newton với hố đen cho thấy khi ngôi sao đến gần, ánh sáng tia X mờ đi bất thường so với khi nó được kính thiên văn eROSITA phát hiện hai tuần trước đó. Tia X khi sáng khi mờ. Đó là lúc hố đen đang “nhai đi nhai lại” ngôi sao, chứ không xé toạc nó. Hành vi này được gọi là bị TDE một phần gây ra, ông Zhu Liu, một trong hai trưởng nhóm của Viện Vật lý ngoài Trái đất Max Planck (Đức), cho biết.
Sự kiện thứ hai, khi khảo sát siêu tân tinh tự động trên toàn bầu trời, các kính thiên văn phát hiện siêu tân tinh tỏa sáng rực rỡ trong ít nhất 500 ngày. Sau đó chúng mờ đi trước khi sáng trở lại 1.200 ngày sau sự kiện ban đầu.
“Lúc đầu, chúng tôi hoàn toàn bối rối không hiểu ý nghĩa của việc sáng đi sáng lại của hố đen khi tóm được ngôi sao. Sau nhiều nghiên cứu, chúng tôi phát hiện đó là một khoảnh khắc rất thú vị. Đó chính là khi nhận ra đó là mô hình của sự kiện gián đoạn thủy triều (TDE). Hiện tượng này lặp đi lặp lại”, trưởng nhóm khác, ông Thomas Wevers, từ Đài thiên văn Nam châu Âu, giải thích.
Hiện nay, các đội nghiên cứu đang lên kế hoạch theo dõi hai hệ thống hố đen và ngôi sao này trong khoảng thời gian chúng gặp nhau trở lại theo dự đoán.
Các nhà nghiên cứu hy vọng những ngôi sao vẫn còn ở đó sau khi bị hố đen nhai. Chúng không bị nuốt chửng hoàn toàn trong đoạn cuối cùng tiếp cận với hố đen.
Đài quan sát không gian mới giải đáp bí ẩn về hố đen khổng lồ