Nguồn gốc và ý nghĩa của việc múa lân trong mùa trung thu
24/07/2016
Kỳ lân là một trong bốn linh vật theo truyền thuyết dân gian gồm Long, Lân, Quy, Phụng. Kỳ lân là một con vật có đầu nửa Rồng nửa Thú chỉ có một sừng, được xem là hiện thân của Từ Tâm do con Lân không dùng sừng để tấn công người khác. Lân quan trọng thứ hai trong tứ Linh, chỉ sau con Rồng.
Trong tín ngưỡng dân gian, Kỳ Lân báo hiệu điềm lành, là biểu tượng của sự nguy nga đường bệ và sự trường thọ. Kì Lân tuy có hình thù như quái vật nhưng lại hiền lành, ngây ngô, vui vẻ. Khi di chuyển nó tránh giẫm lên các loại côn trùng và cỏ mềm dưới chân mình. Loài Lân cũng không bao giờ ăn thịt hay làm hại bất cứ con vật nào, đặc biệt nó không bao giờ uống nước bẩn, nó chỉ ăn cỏ, nên gọi nó là Nhân thú. Học theo đức Phật, Lân ăn chay, niệm Phật, sống ở những nơi thanh bình. Nơi nào Lân ghé đến thì hạnh phúc, phồn thịnh sẽ ghé đến.
Kỳ lân có tánh linh, khi có vua chúa, thánh nhân ra cứu đời thì Kỳ lân sẽ xuất hiện báo trước điềm lành, sắp có thái bình thịnh vượng. Nó được dùng để trang trí trên các bức bình phong của chùa, đền, miếu… nhiều lúc nó lại chuyên chở trên lưng các bức cổ đồ hình bát quái… với ý niệm thể hiện sự may mắn luôn song hành cùng chữ nghĩa, đạo lý trong cuộc sống, đó là sự bảo trợ cần thiết mang tính linh thiêng.
Việc múa lân trong dịp lễ Trung thu hay tết Nguyên Đán tương truyền là một tập tục bắt nguồn từ tích Phật Di Lặc xuống trần chế ngự lân bảo vệ dân lành. Thường trong màn trình diễn múa lân, ta thường thấy ông Địa là một ộng một ông bụng phệ, mặc áo sặc sỡ, tay cầm quạt mo, mang mặt nạ cười toe toét đi theo giỡn lân, giỡn khách xem múa. Truyền thuyết kể rằng vào thuở khai thiên lập địa, Lân là một con thú ăn thịt người năm nào cũng xuất hiện phá phách vào dịp tết Trung Thu. Khi ấy Đức Phật Di Lặc đã hóa thân thành ông Địa và chế ngự con Lân. Ông Địa lấy cỏ linh chi trên núi cho quái vật ăn và hàng phục được nó, biến nó thành con thú hiền lành ăn thực vật.
Từ đó, mỗi năm ông Địa dẫn lân đi vui tết trung thu cùng mọi người và giáng phúc lành cho nhân dân. Ở đâu Lân xuất hiện, tà ma bị loại trừ, cư dân hạnh phúc, đất đai sẽ màu mỡ. Hình ảnh ông Địa và con Lân cũng thể hiện sự hòa hợp giữa con người và động vật trong thiên nhiên.
Chính vì ý nghĩa tốt đẹp đó mà ngày nay, mỗi khi có những dịp lễ hội hè như tết Nguyên Đán, tết trung thu, khai trương, mở tiệm, người ta thường mời múa lân như một lời cầu mong về những điều tốt đẹp, may mắn thịnh vượng. Đăc biệt, trong dịp lễ trung thu, múa lân đã trở thành hoạt động không thể thiếu để náo động không khí và mang lại những màn trình diễn vui vẻ cho các em bé.
Nhiều em bé lúc đầu rất sợ hãi những chú lân kì dị xấu xí nhưng rồi cũng dần quen với hình tượng thân thiên hiền lành của chúng, cộng với vai trò vui vẻ hòa đồng của ông địa đã xóa tan sự rụt rè của các em. Tết trung thu cho các em không chỉ có mâm cỗ, bánh trung thu mà còn là không khí, sự háo hức, hòa mình cùng cộng đồng. Hy vọng những hoạt động truyền thống như múa lân này vẫn sẽ được lưu giữ lâu dài để nhắc nhở các em về một bản sắc văn hóa và ý nghĩa tốt đẹp của ngày lễ này.
ĐẠI LÝ BÁNH TRUNG THU CỐNG QUỲNH
Chuyên Phân Phối Các Loại Bánh Trung Thu Givral -Brodard -Kinh Đô- Như lan- Hỷ Lâm Môn
Chiết khấu tới 30% – Giao hàng miễn phí tận nơi-Xuất Hóa Đơn VAT
Địa chỉ: 20 Hồ Hảo Hớn, P. Cô Giang, Quận 1, TP.HCM
CN Thủ Đức: 33 Đường 48, Phường Hiệp Bình Chánh, Quận Thủ Đức, TP.HCM
Hotline: 0903 132 585 – 0933 138 885
Tel: 08.38374987 Fax: 08. 38360973
Email : [email protected]
Website: dailybanhtrungthu.com.vn
Facebook: facebook.com/dailybanhtrungthu.com.vn