Nghiên cứu thành phần hóa học và một số tác dụng sinh học của cây Đinh lăng – Luận Văn Y Học
Luận án tiến sĩ y học Nghiên cứu thành phần hóa học và một số tác dụng sinh học của cây Đinh lăng.Trong những năm gần đây, thế giới có xu hướng quay về với nguồn dược liệu thiên nhiên do phát hiện nhiều tác dụng không mong muốn của nhiều loại thuốc được sản xuất bằng con đường tổng hợp hóa học. Đặc biệt các dược liệu có tác dụng bổ, tăng lực, chống stress được chú ý do đời sống người dân ngày càng được nâng cao nên nhu cầu bảo vệ, nâng cao sức khỏe được xã hội quan tâm. Nhân sâm là vị thuốc bổ đã được nhân dân tín nhiệm lâu đời. Hơn nữa, trong những năm gần đây tác dụng bảo vệ gan, thận của Nhân sâm trước ảnh hưởng của thuốc hóa trị đang được các nhà nghiên cứu quan tâm và chứng minh [105], [115], [180]. Tuy nhiên, Nhân sâm khó trồng, hiếm, giá thành cao nên trong khoảng 50 năm qua các nhà khoa học trong và ngoài nước luôn tìm kiếm những loài dược liệu khác thuộc họ Nhân sâm để thay thế một số tác dụng mang lại từ Nhân sâm, trong đó có những cây thuộc chi Polyscias.
Nội Dung Chính
MÃ TÀI LIỆU
CAOHOC.2022.00052
Giá :
50.000đ
Liên Hệ
0915.558.890
Đây là chi lớn thứ 2 trong họ Nhân sâm. Đa số được sử dụng làm cây cảnh, chỉ có vài loài được sử dụng làm thuốc, trong đó Đinh lăng thuộc loài Polyscias fruticosa (L.) Harms được sử dụng làm thuốc phổ biến. Polyscias fruticosa được nghiên cứu bắt đầu từ những năm 60, là một cây thuốc quý được đưa vào Dược điển Việt Nam [3] như một vị thuốc bổ khí, lợi sữa, tăng lực và chống stress; còn gọi là “Nhâm sâm của người nghèo”.
Nhiều nghiên cứu cho thấy loài Polyscias fruticosa có thành phần saponin, polyacetylen, tinh dầu, flavonoid có nhiều tác dụng sinh học mang lại như chống oxy hóa [126], [135], cải thiện số lượng tinh trùng, cải thiện cơ trơn tử cung [58], [59], cải thiện trí nhớ [11], hạ đường huyết [30], [125], chống hen suyễn, kháng histamin [107], [108], chống hủy tế bào xương [174]. Bên cạnh đó, Đinh lăng là loại cây dễ trồng, rẻ tiền do phù hợp với điều kiện môi trường ở nước ta. Vì thế, hiện nay Đinh lăng được Thủ Tướng Chính Phủ phê duyệt quy hoạch vùng trồng nhiều nơi trong cả nước [41] với hy vọng tìm ra những công dụng thay thế cho Nhân sâm là vị thuốc được nhân dân sử dụng từ lâu.
Mặc dù, Đinh lăng được nghiên cứu từ khá lâu ở nước ta, nhưng chỉ có rễ và cao rễ Đinh lăng được đưa vào Dược điển Việt Nam 5 dùng làm thuốc và nghiên cứu.2
Trong khi đó, tình hình thực tế hiện nay ngoài việc sử dụng rễ thì người dân còn sử dụng lá Đinh lăng rất phổ biến trong thực phẩm hằng ngày, đồng thời để phòng và hỗ trợ điều trị bệnh. Vì lá Đinh lăng hàng năm cho nguồn sinh khối phong phú, dễ thu hái nhất trong tất cả các bộ phận của cây Đinh lăng. Từ đó hàng loạt chế phẩm trên thị trường sử dụng lá là bộ phận dùng chính ra đời, cũng như dân gian dùng lá để làm gỏi cá và gối nằm cho trẻ nhỏ. Do đó, để theo kịp với sự phát triển của khoa học hiện đại và tiềm năng sẵn có thì cần các nghiên cứu mới theo hướng ứng dụng dựa trên thành phần hóa học và tác dụng sinh học. Thêm vào đó, để tăng cường các nghiên cứu mang tính thuyết phục hơn về mặt thực vật, hóa học cũng như sinh học, đề tài sẽ kế thừa các nghiên cứu trước đây để mở rộng và phát triển sâu hơn cho dược liệu Đinh lăng dễ trồng quý giá này.
Chính vì những lý do trên, để tạo cơ sở khoa học cho việc khai thác, sử dụng hiệu quả và khẳng định giá trị cây Đinh lăng thuộc họ Nhân sâm theo hướng kế thừa, phát triển và ứng dụng các nghiên cứu mới về tác dụng sinh học để hỗ trợ điều trị bệnh, bên cạnh tác dụng nổi trội của họ Nhân sâm như bồi bổ, tăng lực và tăng cường miễn dịch thì đề tài: “Nghiên cứu thành phần hóa học và một số tác dụng sinh học của cây Đinh lăng (Polyscias fruticosa (L.) Harms)” được thực hiện với các mục tiêu sau:
1. Phân tích được đặc điểm thực vật học và định danh loài Đinh lăng.
2. Xác định được thành phần hóa học có trong lá cây Đinh lăng.
3. Đánh giá được tác dụng bảo vệ gan, thận của cao toàn phần lá, rễ và cao phân đoạn tiềm năng trước độc tính của thuốc hóa trị
MỤC LỤC
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT……………………………………………………………. ii
DANH MỤC CÁC BẢNG ………………………………………………………………………….. iv
DANH MỤC CÁC HÌNH …………………………………………………………………………… vi
MỞ ĐẦU …………………………………………………………………………………………………….. 1
Chương 1. TỔNG QUAN ………………………………………………………………………… 3
1.1. TỔNG QUAN VỀ CHI POLYSCIAS …………………………………………………… 3
1.2. TỔNG QUAN VỀ LOÀI POLYSCIAS FRUTICOSA………………………….. 24
1.3. MÔ HÌNH NGHIÊN CỨU IN VIVO GÂY TỔN THƯƠNG GAN, THẬN
………………………………………………………………………………………………………………. 35
Chương 2. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU………………. 39
2.1. ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU……………………………………………………………. 39
2.2. NGUYÊN VẬT LIỆU NGHIÊN CỨU……………………………………………….. 41
2.3. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ……………………………………………………… 43
2.4. PHƯƠNG PHÁP PHÂN TÍCH DỮ LIỆU …………………………………………. 55
2.5. THỜI GIAN VÀ ĐỊA ĐIỂM NGHIÊN CỨU …………………………………….. 56
Chương 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ……………………………………………………. 57
3.1. ĐẶC ĐIỂM THỰC VẬT HỌC VÀ ĐỊNH DANH LOÀI ……………………. 57
3.2. NGHIÊN CỨU VỀ THÀNH PHẦN HÓA HỌC ………………………………… 69
3.3. NGHIÊN CỨU VỀ ĐỘC TÍNH CẤP VÀ TÁC DỤNG SINH HỌC ….. 108
Chương 4. BÀN LUẬN ………………………………………………………………………… 120
4.1. VỀ THỰC VẬT HỌC VÀ ĐỊNH DANH LOÀI ……………………………….. 120
4.2. VỀ THÀNH PHẦN HÓA HỌC……………………………………………………….. 124
4.3. VỀ ĐỘC TÍNH CẤP VÀ TÁC DỤNG SINH HỌC ………………………….. 131
4.4. TÍNH MỚI CỦA ĐỀ TÀI ……………………………………………………………….. 142
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ …………………………………………………………………… 143
DANH MỤC CÔNG TRÌNH ĐÃ CÔNG BỐ CÓ LIÊN QUAN ĐỀ TÀI ……. 145
TÀI LIỆU THAM KHẢO ………………………………………………………………………… 146
DANH MỤC CÁC PHỤ LỤC…………………………………………………………………… 16
DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 1.1. Các loài thuộc chi Polyscias ở Việt Nam …………………………………………… 4
Bảng 1.2. Thành phần triterpenoid và saponin triterpenoid trong chi Polyscias…….. 6
Bảng 1.3. Các polyacetylen được phân lập từ chi Polyscias ……………………………… 10
Bảng 1.4. Thành phần chất bay hơi của chi Polyscias………………………………………. 11
Bảng 1.5. Các flavonoid của chi Polyscias……………………………………………………… 15
Bảng 1.6. Các hợp chất phenol được phân lập từ chi Polyscias …………………………. 16
Bảng 1.7. Các sterol được phân lập từ chi Polyscias………………………………………… 18
Bảng 1.8. Các ceramid, cerebrosid và hợp chất khác từ chi Polyscias………………… 19
Bảng 1.9. Tổng hợp tác dụng sinh học của loài P. fruticosa ……………………………… 30
Bảng 1.10. Một số mô hình in vivo gây tổn thương thận ………………………………….. 36
Bảng 1.11. Một số mô hình in vivo gây tổn thương gan …………………………………… 38
Bảng 2.1. Danh mục mã hóa các mẫu Đinh lăng ……………………………………………… 39
Bảng 2.2. Danh mục dung môi, hóa chất đã sử dụng trong nghiên cứu ………………. 41
Bảng 2.3. Bố trí thử nghiệm tác dụng bảo vệ thận của các mẫu thử …………………… 52
Bảng 2.4. Bố trí thử nghiệm tác dụng bảo vệ gan của các mẫu thử …………………….. 54
Bảng 3.1. Trình tự cặp mồi rbcL sử dụng trong phản ứng PCR …………………………. 65
Bảng 3.2. Kết quả BLAST trên NCBI của trình tự đoạn gen rbcL……………………… 68
Bảng 3.3. Ma trận khoảng cách di truyền của 10 mẫu Đinh lăng ……………………….. 68
Bảng 3.4. Kết quả thử tinh khiết của bột PFAG ………………………………………………. 69
Bảng 3.5. Kết quả phân tích sơ bộ thành phần hóa thực vật của PFAG ………………. 69
Bảng 3.6. Độ ẩm và hiệu suất của các cao thu được từ lá và rễ PFAG ……………….. 70
Bảng 3.7. Kết quả định tính các hợp chất trong cao lá và cao rễ của PFAG ………… 72
Bảng 3.8. Thể tích chất bay hơi thu được trong lá cây Đinh lăng theo kích thước .. 73
Bảng 3.9. Thành phần chất bay hơi của lá cây Đinh lăng ở các tỉnh/thành phố …….74
Bảng 3.10. Dữ liệu phổ 13C-NMR (δC, 125 MHz) hợp chất PF1, 2, 3, 4, 5, 6, 9, 14 89
Bảng 3.11. Dữ liệu phổ 1H-NMR (δH, 500 MHz) hợp chất PF1, 2, 3, 4, 5, 6, 9, 14 90
Bảng 3.12. Dữ liệu phổ 13C-NMR (125 MHz) và 1H-NMR (500 MHz) của PF7, PF8
………………………………………………………………………………………………………………….. 93v
Bảng 3.13. So sánh dữ liệu phổ 13C-NMR (125 MHz) và 1H-NMR (500 MHz) của
hợp chất PF10 và kaempferol-3-O-rhamnosid …………………………………………………. 95
Bảng 3.14. So sánh dữ liệu phổ 13C-NMR (100 MHz) và 1H-NMR (400 MHz) của
hợp chất PF12 và liquiritigenin ……………………………………………………………………… 97
Bảng 3.15. So sánh dữ liệu phổ 13C-NMR (100 MHz) và 1H-NMR (400 MHz) của
hợp chất PF15 và acid (E)-3,4-dihydroxycinnamic ………………………………………….. 98
Bảng 3.16. So sánh dữ liệu phổ 1H-NMR (400 MHz) của hợp chất PF16 và (E)-
isoferulaldehyd ……………………………………………………………………………………………. 99
Bảng 3.17. So sánh dữ liệu phổ 13C-NMR (100 MHz) và 1H-NMR (400 MHz) của
hợp chất PF11 và esculetin ………………………………………………………………………….. 101
Bảng 3.18. So sánh dữ liệu phổ 13C-NMR (125 MHz) và 1H-NMR (500 MHz) của
hợp chất PF13 và 6,15α-epoxy-1β, 4β-dihydroxyeudesman ……………………………. 103
Bảng 3.19. Tổng hợp các hợp chất phân lập được ………………………………………….. 103
Bảng 3.20. Kết quả khảo sát độc tính cấp đường uống của các cao chiết ………….. 108
Bảng 3.21. Liều thử nghiệm sinh học của các cao Đinh lăng …………………………… 109
Bảng 3.22. Hàm lượng creatinin (mg/dl) của các lô thử ………………………………….. 109
Bảng 3.23. Hàm lượng BUN (mg/dl) của các lô thử ………………………………………. 111
Bảng 3.24. Hàm lượng MDA trong thận của các lô thử ………………………………….. 112
Bảng 3.25. Phân tích mô học thận chuột ở các lô ……………………………………………114
Bảng 3.26. Hàm lượng MDA trong gan chuột của các lô thử nghiệm ………………. 115
Bảng 3.27. Hàm lượng GSH trong gan chuột của các lô thử ……………………………. 116
Bảng 3.28. Phân tích mô học gan chuột ở các lô thử nghiệm …………………………… 11