Nghiên cứu hành vi tiêu dùng sữa tươi vinamilk của sinh viên khoa kinh tế | Xemtailieu

Nghiên cứu hành vi tiêu dùng sữa tươi vinamilk của sinh viên khoa kinh tế

  • doc

  • 27

    trang

Nghiên cứu hành vi tiêu dùng sữa tươi Vinamilk của sinh viên khoa

Kinh tế – Quản trị kinh doanh trường Đại Học An Giang

CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU

1.1 LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI

Ngày nay, đất nước chúng ta đang từng bước đổi mới, tốc độ tăng trưởng nền kinh tế

Việt Nam được các nước trong khu vực cũng như trên thế giới đánh giá cao, dù Việt Nam là

một nền kinh tế nhỏ bé nhưng Việt Nam vẫn là một điểm sáng trên bản đồ thế giới và đã đạt

được nhiều thành tựu quan trọng và qua đó vị thế của Việt Nam trên trường quốc tế ngày

càng được nâng lên. Đó chính là những nền móng vững chắc cho sự phát triển đất nước.

Song song đó, chất lượng đời sống của người dân cả nước nói chung và tỉnh AN GIANG

nói riêng ngày càng được nâng cao.Vì vậy, nhu cầu của người dân ngày càng đa dạng và

phong phú. Bên cạnh những nhu cầu thiết yếu hàng ngày như ăn, mặc, giải trí,….thì họ

cũng cần một loại thức uống tốt cho sức khỏe như: sữa, nước yến, trà xanh,…Và sữa là một

trong những lựa chọn ưu tiên của người tiêu dùng. Theo kết quả điều tra tiêu dùng tại

TP.HCM do báo SGTT thực hiện thì tần suất mua dùng sản phẩm sữa chỉ đứng vị trí thứ ba

sau ngành thực phẩm và nước chấm gia vị. Điều đó cho thấy ngành hàng sữa đang dần trở

thành sản phẩm không thể thay thế trong tiêu dùng gia đình. Theo kết quả điều tra cho thấy

hiện nay người tiêu dùng mua dùng tất cả các nhóm sản phẩm như sữa bột, sữa tươi, sữa

đặc, sữa chua, yaourt, bột dinh dưỡng,… trong đó quan tâm và mua dùng nhiều hơn các

nhóm sản phẩm cơ bản trong ngành như sữa bột thị phần giá trị chiếm tới 47%, sữa tươi

(23%), sữa đặc (7%). Qua đó, cho thấy sữa bột vẫn dẫn đầu trong nhóm sản phẩm. Nhưng

qua sự cố sữa bột bị nhiễm melamine thì người tiêu dùng có xu hướng tiêu dùng sữa tươi

nhiều hơn.

Hiện nay, trên thị trường có rất nhiều nhà sản xuất và cung cấp sữa như: Vinamilk, Ba

Vi milk, Dutch Lady, Dutch Mill…. Kết quả điều tra cho thấy hầu hết các công ty có

thương hiệu mạnh được người tiêu dùng mua dùng nhiều, như Vinamilk dẫn đầu bảng cả về

tần suất mua và thị phần giá trị (54,4% và 32,5%), tiếp đến là Dutch Lady (14,9% và

14,6%). Nhà sản xuất Vinamlik với thương hiệu đã được xây dựng có uy tín, đa dạng về sản

phẩm và với lợi thế từ hệ thống kênh phân phối rộng khắp, nên ngành sữa của VINAMLIK

được dự báo vẫn sẽ được người tiêu dùng tin tưởng trong thời gian tới. Đối tượng tiêu dùng

sản phẩm sữa tươi tương đối đa dạng như: học sinh, sinh viên, nội trợ, công nhân viên …

Theo thông tin được góp nhặt từ nhiều người bạn xung quanh và bản thân là sinh viên, tôi

thấy sữa tươi Vinamilk đang được các bạn sinh viên đón nhận vì chất lượng và thương hiệu.

Và một phần là sự tiện lợi của nó, sinh viên có thể mang theo đến trường hoặc những nơi

khác và hơn thế nữa nó có thể là bửa ăn nhẹ đầy đủ chất dinh dưỡng và có nhiều hương vị

để lựa chọn. Chính vì vậy, sinh viên có thể xem là khách hàng mục tiêu và đầy tiềm năng

của các nhà sản xuất sữa. Sinh viên khoa kinh tế-QTKD là đại diện cho một hình tượng tuổi

trẻ năng động của xã hội, vậy hành vi tiêu dùng sữa tươi hiện nay như thế nào?. Đó chính là

SVTH: LÊ THỊ XUÂN MAI

GVHD: LƯU THỊ THÁI TÂM

1

Nghiên cứu hành vi tiêu dùng sữa tươi Vinamilk của sinh viên khoa

Kinh tế – Quản trị kinh doanh trường Đại Học An Giang

lý do tôi đã chọn đề tài “ Nghiên cứu hành vi tiêu dùng sữa tươi VINAMILK của sinh

viên khoa Kinh tế-QTKD trường Đại Học An Giang ”.

1.2 MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU

-Mô tả hành vi tiêu dùng sữa tươi Vinamilk của sinh viên khoa Kinh tế-QTKD.

-Tìm hiểu các yếu tố tác động đến hành vi tiêu dùng sữa tươi Vinamilk của sinh viên.

1.3 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

1.3.1 Phương pháp chọn mẫu nghiên cứu

Phương pháp chọn mẫu là cách thức để mẫu được chọn ra từ tổng thể. Có rất nhiều

phương pháp chọn mẫu khác nhau. Mỗi phương pháp chọn có ý nghĩa riêng và thích hợp với

từng trường hợp nghiên cứu khác nhau.

Trong đề tài nghiên cứu này, tôi dùng phương pháp chọn mẫu ngẫu nhiên phân tầng.

Ta có thể xem sinh viên khoa kinh tế- QTKD là tổng thể chung và phân tổng thể ra làm ba

nhóm khác nhau theo khóa học: khóa 08; 09; 10. Đây là tiêu thức phân tầng thích hợp vì sinh

viên của các khóa học khác nhau sẽ có nhu cầu tiêu dùng sữa tươi khác nhau.

Với tổng thể là sinh viên khoa kinh tế, thì cấu trúc mẫu sẽ là danh sách sinh viên theo

từng khóa học, căn cứ vào đó mà ta tiến hành chọn ngẫu nhiên 80 sinh viên các khóa theo tỷ

lệ: khóa 08: 40%, khóa 09: 30%, khóa 10: 30%.

1.3.2 Phương pháp thu thập số liệu

Thu thập số liệu sơ cấp: thông qua nghiên cứu trực tiếp ngẫu nhiên bằng bảng câu hỏi

từ sinh viên các khóa.

Thu thập số liệu thứ cấp: từ các báo cáo của các chuyên gia kinh tế, các thời báo kinh

tế, thông tin trên internet, chuyên đề seminar, chuyên đề năm 3 của các khóa trước,….

1.3.3 Phương pháp phân tích và xử lý số liệu

– Phương pháp thống kê mô tả để mô tả được hành vi sử dụng sữa tươi của sinh viên.

– Phương pháp phân tích: dùng để phân tích những số liệu thu thập được từ việc phỏng

vấn bằng bảng câu hỏi.

– Phương pháp tổng hợp: dùng tổng hợp lại những phân tích để đưa ra nhận xét và

đánh giá.

– Sau khi dùng bảng câu hỏi phỏng vấn trực tiếp thì dùng phầm mềm Excel để xử lý số

liệu.

1.4 PHẠM VI NGHIÊN CỨU

SVTH: LÊ THỊ XUÂN MAI

GVHD: LƯU THỊ THÁI TÂM

2

Nghiên cứu hành vi tiêu dùng sữa tươi Vinamilk của sinh viên khoa

Kinh tế – Quản trị kinh doanh trường Đại Học An Giang

1.4.1 Không gian

Do đây là chuyên đề năm 3, thời gian nghiên cứu tương đối ngắn và năng lực có hạn

nên đề tài được giới hạn lại phạm vi nghiên cứu, chỉ gói gọn trong khoa Kinh tế-QTKD.

1.4.2 Thời gian

Chuyên đề được nghiên cứu và hoàn thành trong khoảng thời gian từ 15/02 22/05/2010.

1.4.3 Đối tượng nghiên cứu

Sinh viên khoa Kinh tế- Quản trị kinh doanh của trường Đại học An Giang. Cụ thể là

sinh viên khóa 08, khóa 09 và khóa 10.

1.5 Ý NGHĨA NGHIÊN CỨU

Thông qua kết quả nghiên cứu, có thể giúp ích cho nhà sản xuất biết được những nhu

cầu cũng như hành vi tiêu dùng sữa tươi trong giới sinh viên. Từ đó, nhà sản xuất có

thể hoạch định chiến lược marketing phù hợp và tốt nhất dành riêng cho sinh viên như

các chương trình ưu đãi, khuyến mãi, …

Kết quả nghiên cứu sẽ phản ánh một cách thực tế và là kết quả của việc vận dụng lý

thuyết đã học trên lớp vào thực tiển.

Có thể là tài liệu cho sinh viên khóa sau tham khảo.

SVTH: LÊ THỊ XUÂN MAI

GVHD: LƯU THỊ THÁI TÂM

3

Nghiên cứu hành vi tiêu dùng sữa tươi Vinamilk của sinh viên khoa

Kinh tế – Quản trị kinh doanh trường Đại Học An Giang

CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ MÔ HÌNH NGHIÊN

CỨU

Trong chương II này sẽ trình bày các lý thuyết được sử dụng làm cơ sở khoa học cho việc

phân tích và xây dựng mô hình nghiên cứu.

I.

CƠ SỞ LÝ THUYẾT

2.1 Các khái niệm

Thị trường người tiêu dùng thường là những cá nhân hay hộ gia đình mua hay bằng

một phương thức nào đó có được hàng hóa hay dịch vụ để tiêu dùng cho bản thân.

Hành vi người tiêu dùng là quá trình khởi xướng từ cảm xúc là mong muốn sở hữu sản

phẩm- dịch vụ, cảm xúc này biến thành nhu cầu. Từ nhu cầu, con người tìm các thông tin sơ

cấp để thỏa mãn nhu cầu. Nó có thể là thông tin từ ý thức có sẵn (kinh nghiệm học từ người

khác), hoặc tự logic vấn đề hoặc bắt chước, hoặc nghe theo lời của người khác khách quan với

tư duy của mình.

Những yếu tố kích

thích

“ Hộp đen” ý thức

của người mua

Những đáp ứng

của người mua

2-1 Mô hình hành vi tiêu dùng

2.2 Mô hình hành vi mua sắm của người tiêu dùng

Để có quyết định mua sắm, người tiêu dùng phải trải qua một quá trình cân nhắc. Qúa

trình này thường trải qua năm giai đoạn sau:

Xác nhận

nhu cầu

Tìm kiếm

Thông tin

Đánh giá các

phương án lựa chọn

Quyết định

mua sắm

Hành vi sau

khi mua

Hình 2-2. Mô hình năm giai đoạn của tiến trình mua sắm

Tuy nhiên, việc một người tiêu dùng có thực hiện từng bước một hay không còn phụ

thuộc vào loại quyết định mua sắm mà họ gặp phải. Chẳng hạn, với những tái mua sắm thứ

yếu, người tiêu dùng có thể khá trung thành với những sản phẩm cùng loại, do đó quyết định

này là mang tính nếp quen hàng ngày (ví dụ mua cùng sản phẩm) và họ ít nỗ lực trong việc

đưa ra quyết định mua sắm. Trong trường hợp thói quen hàng ngày, những khách hàng trung

thành một nhãn hiệu có thể sẽ bỏ qua một vài bước trong quá trình mua sắm vì khi biết chính

xác mình cần cái gì thì người tiêu dùng sẽ qua nhanh những bước này. Nhưng với những

quyết định phức tạp hơn, chẳng hạn như mua sắm mới trọng yếu, quá trình mua sắm có thể

SVTH: LÊ THỊ XUÂN MAI

GVHD: LƯU THỊ THÁI TÂM

4

Nghiên cứu hành vi tiêu dùng sữa tươi Vinamilk của sinh viên khoa

Kinh tế – Quản trị kinh doanh trường Đại Học An Giang

kéo dài nhiều ngày, nhiều tuần, nhiều tháng và có thể lâu hơn. Do vậy khi đưa ra những bước

này, các chuyên gia marketing cần nhận ra rằng tùy thuộc vào hoàn cảnh xung quanh việc

mua sắm, tầm quan trọng của từng bước có thể khác nhau.

2.2.1 Xác nhận nhu cầu

Quá trình mua sắm bắt đầu từ khi người mua ý thức được vấn đề hay nhu cầu muốn

được thỏa mãn cho chính bản thân họ. Người mua cảm thấy có sự khác biệt giữa tình trạng

thực tế và tình trạng mong muốn. Nhu cầu có thể bắt nguồn từ những tác nhân kích thích nội

tại hay bên ngoài. Ví dụ, những thúc đẩy bên trong, như khi cảm giác khi đói hoặc khát, người

tiêu dùng biết rằng nhu cầu của họ là thức ăn hoặc hước giải khát. Những yếu tố bên ngoài

cũng có thể thúc giục những nhu cầu của người tiêu dùng như một người đi ngang qua một

cửa hàng bánh mì và hình ảnh những chiếc bánh mì vừa mới nướng xong đã kích thích làm

cho người đó cảm thấy đói.

2.2.2 Tìm kiếm thông tin

Một khi nhu cầu đã phát sinh và người tiêu dùng đã quyết định tập trung nhiều hay ít

nỗ lực để mua hàng. Nếu người tiêu dùng được kích thích thỏa mãn nhu cầu của họ thì họ sẽ

tiến hành tìm kiếm thông tin. Các nguồn thông tin của người tiêu dùng được chia thành bốn

nhóm sau:

+ Nguồn thông tin cá nhân: Gia đình, bạn bè, hàng xóm, người quen.

+ Nguồn thông tin thương mại: Quảng cáo, nhân viên bán hàng, đại lý, bao bì, triển

lãm.

+ Nguồn thông tin công cộng: Các phương tiện thông tin đại chúng, các tổ chức

nghiên cứu người tiêu dùng.

+ Nguồn thông tin thực nghiệm: Sờ mó, nghiên cứu và sử dụng sản phẩm.

Nỗ lực tìm kiếm của người tiêu dùng nhiều đến đâu phụ thuộc vào những yếu tố như:

tầm quan trọng của việc thỏa mãn nhu cầu, sự quen thuộc với những giải pháp hiện có và

khoảng thời gian có để tìm kiếm.

2.2.3 Đánh giá các phương án lựa chọn

Nỗ lực tìm kiếm của người tiêu dùng có thể cho kết quả hàng loạt những phương án. Vì thế

người tiêu dùng tiến hành đánh giá sự lựa chọn trước khi có quyết định mua. Giai đoạn này có

thể bao gồm hai cấp độ. Ở mức độ một, người tiêu dùng có thể tạo ra một loạt những phương

án có thể lựa chọn cho nhu cầu của họ (ví dụ những loại sản phẩm) trong khi ở mức độ thứ hai

khách hàng có thể sẽ đánh giá những sản phẩm riêng biệt (các thương hiệu khác nhau) cho

từng phương án lựa chọn.

2.2.4 Quyết định mua sắm

SVTH: LÊ THỊ XUÂN MAI

GVHD: LƯU THỊ THÁI TÂM

5

Nghiên cứu hành vi tiêu dùng sữa tươi Vinamilk của sinh viên khoa

Kinh tế – Quản trị kinh doanh trường Đại Học An Giang

Trong nhiều trường hợp, sản phẩm được người tiêu dùng lựa chọn cũng chính là sản

phẩm được đánh giá cao nhất. Tuy nhiên còn hai yếu tố nữa có thể xen vào giữa ý định mua

và quyết định mua hàng. Yếu tố thứ nhất là thái độ của những người khác làm ảnh hưởng đến

quyết định mua như bạn bè, đồng nghiệp, người thân,…đối với sản phẩm mà người tiêu dùng

thích và dự định sẽ mua. Ngoài ra, ý định mua hàng cũng chịu ảnh hưởng của những yếu tố

tình huống bất ngờ, không thể lường trước được. Khi người tiêu dùng sắp sửa hành động thì

những yếu tố tình huống bất ngờ có thể xuất hiện đột ngột và làm thay đổi ý định mua hàng

như: sản phẩm hết hàng, một đối thủ cạnh tranh đưa ra một chào hàng ngay tại thời điểm mua

(chẳng hạn một người bán hàng đề cập đến chào hàng của đối thủ), người mua không đủ số

tiền hay ưu tiên chi tiêu vào việc khác cần thiết hơn.

2.2.5 Hành vi sau khi mua

Hành vi sau khi mua ảnh hưởng đến việc người tiêu dùng hứa hẹn sẽ mua sản phẩm ở

lần sau và việc họ kể cho người khác nghe về sản phẩm. Một khi khách hàng đã mua sản

phẩm, họ sẽ đối mặt với sự đánh giá quyết định của mình.

– Nếu sản phẩm không như họ mong đợi thì:

+ Họ sẽ đánh giá lại sự thỏa mãn với quyết định của mình

+ Trả lại sản phẩm và không sử dụng sản phẩm đó nữa.

+ Họ vẫn giữ lại món hàng đó nhưng có cái nhìn tiêu cực về món hàng đó.

+ Nói xấu về sản phẩm đó.

– Nếu sản phẩm như mong đợi và thỏa mãn nhu cầu của khách hàng thì:

+ Tiếp tục gắn bó với sản phẩm

+ Mua nhiều hơn

+ Ít quan tâm đến gía cả

+ Chia sẻ những nhận xét tốt về sản phẩm cho người khác. Đúng như lời những người

Văn hóa vẫn thường nói: “Khách hàng hài lòng là cách quảng cáo tốt nhất của

làm Marketing

chúng ta”.

Xã hội

Nền văn

hóa

Nhóm tham Cá nhân

Nhánh văn

chiếu

Tuổi tác, giai

Tâm lý

hóa

Gia đình

đoạn của chu kỳ

Động cơ

Người mua

Tầng lớp

sống

Vai

trò



2.3 Các

yếu

tố

ảnh

hưởng

đến

hành

vi

người

tiêu

dùng

xã hội

Nhận thức

địa vị

Nghề nghiệp

SVTH: LÊ THỊ XUÂN MAI

Hiểu biết

Tình trạng kinh

tế

GVHD:

THÁI TÂM

Niềm LƯU

tin và THỊ

thái độ

Lối sống

Phong cách sống

6

Nghiên cứu hành vi tiêu dùng sữa tươi Vinamilk của sinh viên khoa

Kinh tế – Quản trị kinh doanh trường Đại Học An Giang

kinh tế

Hình 2-3 Mô hình chi tiết các yếu tố ảnh hưởng đến hành vi tiêu dùng

2.3.1 Các yếu tố văn hóa

Những yếu tố về trình độ văn hóa thường có ảnh hưởng to lớn và sâu sắc nhất đến

những hành vi của người tiêu dùng.

 Văn hóa là một trong những giá trị, đức tính, truyền thống và những chuẩn mực,

hành vi được hình thành gắn liền với một xã hội nhất định và được truyền từ thế hệ

này sang thế hệ khác. Văn hóa là nguyên nhân đầu tiên và cơ bản nhất quyết định

những hành vi và nhu cầu của người tiêu dùng.

 Nhánh văn hóa: nguồn gốc dân tộc, chủng tộc sắc tộc, tín ngưỡng, môi trường tự

nhiên, cách kiếm sống của con người gắn bó với nhánh văn hóa. Nhánh văn hóa là

những bộ phận nhỏ cấu thành nên nền văn hóa và luôn có ảnh hưởng sâu sắc tới sự

quan tâm, đến cách đánh giá về giá trị hàng hóa và sở thích. Cách thức lựa chọn,

mua sắm và sử dụng hàng hóa của những người thuộc nhánh hàng hóa khác nhau

là khác nhau.

Tầng lớp xã hội: là những nhóm tương đối ổn định trong khuôn khổ xã hội, được

sắp xếp theo thứ tự bậc đẳng cấp và được đặc trưng bởi những quan điểm giá trị,

lợi ích và những hành vi đạo đức giống nhau ở những thành viên.

2.3.2

Các yếu tố xã hội

SVTH: LÊ THỊ XUÂN MAI

GVHD: LƯU THỊ THÁI TÂM

7

Nghiên cứu hành vi tiêu dùng sữa tươi Vinamilk của sinh viên khoa

Kinh tế – Quản trị kinh doanh trường Đại Học An Giang

Những nét đặc trưng bên ngoài cũng như bên trong của con người đặc biệt là các

yếu tố về tuổi tác, giai đoạn của chu trình đời sống gia đình hay nhân cách và các ý

niệm bản thân cũng ảnh hưởng rất lớn đến quyết định của cá nhân.

o

o

Tuổi tác và giai đoạn sống của chu kỳ: Cùng với việc thay đổi về tuổi tác

cũng diễn ra những thay đổi trong chủng loại và danh mục những mặt hàng

và dịch vụ được mua sắm.

Nghề nghiệp: Nghề nghiệp thường có những ảnh hưởng nhất định đến tính

chất của các loại hàng hóa và dịch vụ mà người tiêu dùng chọn lựa. Tùy

thuộc vào tính chất và lĩnh vực công việc của cá nhân đó mà họ có những

định hướng khác nhau trong việc mua hàng.

o

Tình trạng kinh tế: Tình trạng kinh tế của cá nhân cũng như gia đình là

nhân tố quan trọng nhất trong việc mua hàng của các cá nhân, thường nó

được xác định căn cứ vào phần chi trong thu nhập, phần tiết kiệm và phần

có khả năng vay và những quan điểm chi đối lập với tích lũy.

o

Lối sống: Trong một xã hội những cá nhân thuộc cùng một nhánh văn hóa,

cùng một tầng lớp xã hội hay cùng một nghề nghiệp cũng có những lối

sống hoàn toàn khác nhau. Lối sống là những hình thức tồn tại bền vững

của các cá nhân trong xã hội mà cá nhân đó đang tồn tại, nó được thể hiện

trong sinh hoạt, sự quan tâm và niềm tin của nó.

o

Phong cách sống: Mỗi cá nhân sống trong xã hội đều có một kiểu nhân

cách hết sức đặc thù, không ai giống ai cả. Nó ảnh hưởng đến hành vi mua

hàng của cá nhân đó.

2.3.3 Các yếu tố mang tính cá nhân

Nhóm tham khảo là những nhóm có ảnh hưởng trực tiếp hay gián tiếp đến thái

độ và hành vi của con người. Trong xã hội thường có rất nhiều nhóm chuẩn mực có

ảnh hưởng trực tiếp mạnh mẽ đối với hành vi của con người.

Gia đình: mỗi người tiêu dùng đều là một thành viên trong một gia đình cụ thể.

Sự tác động của lối sống của các người thân trong gia đình có ảnh hưởng lớn đến nhu

cầu, cách thức thỏa mãn và quyết định mua hàng.

Vai trò và địa vị: Mỗi cá nhân sống trong xã hội thường là thành viên của một

hay nhiều nhóm chuẩn mực, vị trí của mỗi cá nhân trong nhóm có thể được xác định

theo vai trò và địa vị, trong đó vai trò là một tập hợp những hành động mà những

người xung quanh chờ đợi ở người đó và nó có một tầm quan trong đối các nhân đó.

Vai trò và địa vị mỗi cá nhân thường ảnh hưởng rất lớn đến các quyết định thoa mãn

nhu cầu của cá nhân vì thường vai trò và địa vị trong xã hội thường đi kèm với thu

nhập của cá nhân đó.

2.3.4 Các yếu tố tâm lý

SVTH: LÊ THỊ XUÂN MAI

GVHD: LƯU THỊ THÁI TÂM

8

Nghiên cứu hành vi tiêu dùng sữa tươi Vinamilk của sinh viên khoa

Kinh tế – Quản trị kinh doanh trường Đại Học An Giang

Hành vi lựa chọn mua hàng của mỗi cá nhân thường chịu ảnh hưởng của bốn yếu tố cơ

bản có tính chất tâm lý như sau: động cơ, tri giác, lĩnh hội, niềm tin và thái độ.

 Động cơ: động cơ (hay có thể hiểu là sự thôi thúc) là nhu cầu đã trở thành cần thiết

đến mức độ buộc con người phải tìm cách hay phương thức để thỏa mãn. Việc

thỏa mãn nhu cầu sẽ làm giảm tình trạng căng thẳng bên trong mà cá thể phải chịu

đựng.

 Tri giác : Một cá nhân khi có động cơ luôn sẵn sàng hành động, tính chất hành

động của người đó phụ thuộc vào sự nhận thức tình huống như thế nào của mỗi cá

nhân, hai người có cùng một động cơ giống nhau trong cùng một hoàn cảnh có thể

hành động khác nhau bởi vì họ nhận thức tình huống đó khác nhau.Tri giác là một

quá trình mà thông qua đó cá thể tuyển chọn, tổ chức và giải thích thông tin đến để

tạo ra một bức tranh có ý nghĩa về thế giới xung quanh.

tính định diễn ra trong hành vi của cá thể

Lĩnh hội: Lĩnh hội là những biến Giới

đổi nhất

dưới ảnh hưởng của kinh nghiệm mà cá nhân đó tích lũy được.

Thu nhập

 Niềm tin và thái độ: Thông qua những hành động và sự lĩnh hội sẽ tạo được niềm

Các tác nhân

tin và thái độ nơi cá thể. Ngược lạiKhóa

đến lượt

học chúng lại có ảnh hưởng đối với hành

Marketing

vi mua hàng về một khách thể. Thái độ diễn tả những đánh giá tốt hay xấu dựa trên

Sản nhận

phẩmthức bền vững, những cảm giác cảm tính và những xu hướng hành động của

một người đối với một khách thể hay một ý tưởng nào đó. Người ta có thái độ đối

với hầu hết mọi sự việc: Tôn giáo, chính trị, quần áo, âm nhạc, thực phẩm v…v.

Gía cả

Thái độ dẫn họ đến quyết định thích

hay điểm

không thích một đối tượng nào đó, đến

Các đặc

định

Địa điểm

với nó hay rời xa nó Niềm tin là sự nhận định trong thâm tâm về Quyết

một cái

gì của

đó. người

của người

Thái độ là một sự đánh giá có ý thức những tình cảm, những xu hướng

mua hành động

muathể hay một ý tưởng nào đó.

Khuyến

mãichất tốt hay xấu về các khách

có tính

Việc hiểu được những nhu cầu và quá trình mua sắm của người tiêu dùng là hết sức

quan trọng, để có thể hoạch định được những chiến lược Marketing có hiệu quả. Bằng

cách tìm hiểu phương án, quyết định mua và hành vi sau khi mua, người làm Marketing

có thể phát hiện ra những cách làm thế nào

để trình

đáp ứng những nhu cầu của người mua.

Qua

Qua việc nắm được những người làm thamragia

quá trình mua sắm và những ảnh hưởng

quyết

chủ yếu đến hành vi mua sắm của họ người làm Marketing có thể thiết kế được những

định

chương trình Marketing có hiệu quả cho các thị trường mục tiêu của mình.

Xác nhận

nhu cầu

Tìm kiếm

thông tin

Đánh giá các

lựa chọn

Quyết định

mua

Hành vi sau

khi mua

Tìm kiếm các

Các tiêu chí

Đặc tính của

Mức độ hài

nguồn thông

về chất lượng

sữa tươi

lòng

Nhãn hiệu

tin tham khảo

Các tiêu chí

Số lượng

Không hài

sữa tươi

đáng tin cậy

về chất lượng

mua mỗi lần

lòng

Vinamilk.

trướcII.khi MÔ HÌNH

NGHIÊN CỨU

sản phẩm

mua sản

Nơi mua

Khả năng

phẩm.

Gía cả

SVTH: LÊ THỊ XUÂN MAI

GVHD: LƯU

THÁI TÂMthay9đổi nhãn

Ai làTHỊ

người

hiệu sữa tươi.

quyết định

mua

Nghiên cứu hành vi tiêu dùng sữa tươi Vinamilk của sinh viên khoa

Kinh tế – Quản trị kinh doanh trường Đại Học An Giang

Hình 2-4 Mô hình nghiên cứu

CHƯƠNG 3: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

SVTH: LÊ THỊ XUÂN MAI

GVHD: LƯU THỊ THÁI TÂM 10

Nghiên cứu hành vi tiêu dùng sữa tươi Vinamilk của sinh viên khoa

Kinh tế – Quản trị kinh doanh trường Đại Học An Giang

3.1 Thiết kế nghiên cứu

Việc nghiên cứu sẽ trải qua hai bước:

Bước 1

Dạng

Phương pháp

Kỹ thuật

1

Nghiên cứu sơ bộ

Định tính

Thảo luận tay đôi

( N=10)

2

Nghiên cứu chính thức

Định lượng

Phỏng vấn trực tiếp

( N=80)

3.1.1 Nghiên cứu sơ bộ

Đây là bước đầu tiên trong quy trình nghiên cứu của đề tài. Trong bước này, tôi sử

Cơ sở lý thuyết

dụng phương pháp nghiên cứu định tính bằng Thang

kỹ thuậtđothảo luận tay đôi dựa trên bảng câu hỏi

được phácHành

thảo vi

liên

quan

đến hành vi tiêu dùng sữa tươi Vinamilk của sinh viên.

tiêu

dùng

Kỹ thuật thảo luận tay đôi được thực hiện với khoảng 10 sinh viên. Kết quả thuNGHIÊN

được sẽ

là cơ sở cho việc hiệu chỉnh và hoàn thiện bảng câu hỏi để phỏng vấn cho lần nghiên

cứu

CỨU

chính thức.



3.1.2 Nghiên cứu chính thức

BỘ

Dàn bài thảo luận tay đôi

Nghiên cứu chính thức là nghiên cứu định lượng, được thực hiện thông qua việc phỏng

vấn trực tiếp bằng bảngPhác

câu hỏi.

vấnhỏi

trực tiếp sinh viên thuộc 3 khóa: khóa 08, 09, 10

thảoPhỏng

bảng câu

khoa Kinh tế – QTKD trường Đại học An Giang. Toàn bộ dữ liệu thu được sẽ được xử lý bằng

các công cụ của Excel 2003. Sau khi được làm sạch, dữ liệu sẽ được phân tích bằng thống kê

mô tả.

3.2 Thang đo

Hiệu chỉnh

Bảng câu hỏi

Thang đo được sử dụng trong đề tài này là: thang đo danh nghĩa, thang đo thứ bậc và

thang đo Likert để đánh giá được mức độ hài lòng của sinh viên về sữa tươi Vinamilk.

3.3 Mẫu

Chọn mẫu dựa trên phương pháp chọn mẫu ngẫu nhiên phân tầng. Với cỡ mẫu là 80

sinh viên của khoa Kinh tế-QTKD.

Cụ thể là sinh viên của ba khoá: 08; 09; 10. Với tỷ lệ:

Phỏng vấn

khóa 08: 40%, khóa 09: 30%, chính

khóa 10:

thức30%.

NGHIÊN

3.4 Quy trình nghiên cứu

Thu thập và phân tích dữ

liệu

SVTH: LÊ THỊ XUÂN MAI

Soạn thảo báo cáo

CỨU

CHÍNH

THỨC

GVHD: LƯU THỊ THÁI TÂM 11

Nghiên cứu hành vi tiêu dùng sữa tươi Vinamilk của sinh viên khoa

Kinh tế – Quản trị kinh doanh trường Đại Học An Giang

Hình 2-4 Mô hình nghiên cứu

CHƯƠNG 4: GIỚI THIỆU TỔNG QUAN VỀ CÔNG TY CỔ

PHẦN SỮA VIỆT NAM (VINAMILK)

4.1. Giới thiệu chung về công ty

SVTH: LÊ THỊ XUÂN MAI

GVHD: LƯU THỊ THÁI TÂM 12

Nghiên cứu hành vi tiêu dùng sữa tươi Vinamilk của sinh viên khoa

Kinh tế – Quản trị kinh doanh trường Đại Học An Giang

Vinamilk là tên gọi tắt của Công ty Cổ phần Sữa Việt Nam (Vietnam

Dairy Products Joint Stock Company) một công ty sản xuất, kinh doanh

sữa và các sản phẩm từ sữa cũng như thiết bị máy móc liên quan tại Việt

Nam. Theo thống kê của chương trình phát triển Liên Hiệp Quốc, đây là

công ty lớn thứ 15 tại Việt Nam vào năm 2007. Mã giao dịch trên sàn

giao dịch chứng khoán Thành phố Hồ Chí Minh là VNM.

( Nguồn: http://vi.wikipedia.org/wiki/Vinamilk)

Tính theo doanh số và sản lượng, Vinamilk là nhà sản suất sữa hàng

đầu tại Việt Nam. Danh mục sản phẩm của Vinamilk bao gồm: sản phẩm

chủ lực là sữa nước và sữa bột; sản phẩm có giá trị cộng thêm như sữa

đặc, yoghurt ăn và yoghurt uống, kem và phó mát. Vinamilk cung cấp

cho thị trường một những danh mục các sản phẩm, hương vị và qui cách

bao bì có nhiều lựa chọn nhất.

Theo Euromonitor, Vinamilk là nhà sản xuất sữa hàng đầu tại Việt Nam trong 3 năm

kết thúc ngày 31 tháng 12 năm 2007. Từ khi bắt đầu đi vào hoạt động năm 1976, Công ty

đã xây dựng hệ thống phân phối rộng nhất tại Việt Nam và đã làm đòn bẩy để giới thiệu

các sản phẩm mới như nước ép, sữa đậu nành, nước uống đóng chai và café cho thị

trường.

Phần lớn sản phẩm của Công ty cung cấp cho thị trường dưới thương hiệu

“Vinamilk”, thương hiệu này được bình chọn là một “Thương hiệu nổi tiếng” và là một

trong nhóm 100 thương hiệu mạnh nhất do Bộ Công Thương bình chọn năm 2006.

Vinamilk cũng được bình chọn trong nhóm “ Top 10 Hàng Việt Nam chất lượng cao ”

từ năm 1995 đến năm 2007.

Hiện tại Công ty tập trung các hoạt động kinh doanh vào thị trường đang tăng trưởng

mạnh tại Việt Nam mà theo Euromonitor là tăng trưởng bình quân 7.85% từ năm 1997

đến 2007. Đa phần sản phẩm được sản xuất tại chín nhà máy với tổng công suất khoảng

570.406 tấn sữa mỗi năm. Công ty sở hữu một mạng lưới phân phối rộng lớn trên cả nước,

đó là điều kiện thuận lợi để chúng tôi đưa sản phẩm đến số lượng lớn người tiêu dùng.

Sản phẩm của công ty chủ yếu được tiêu thụ tại thị trường Việt Nam và cũng xuất

khẩu sang các thị trường nước ngoài như Úc, Campuchia, Irắc, Philipines và Mỹ.

(Nguồn: http://vinamilk.com.vn/?vnm=about&id=37 )

4.2 Tầm nhìn và sứ mệnh

Tầm nhìn

“Trở thành biểu tượng niềm tin số một Việt Nam về sản phẩm dinh dưỡng và sức

khỏe phục vụ cuộc sống con người”

SVTH: LÊ THỊ XUÂN MAI

GVHD: LƯU THỊ THÁI TÂM 13

Nghiên cứu hành vi tiêu dùng sữa tươi Vinamilk của sinh viên khoa

Kinh tế – Quản trị kinh doanh trường Đại Học An Giang

Sứ mệnh

“Vinamilk cam kết mang đến cho cộng đồng nguồn dinh dưỡng tốt nhất, chất lượng

nhất bằng chính sự trân trọng, tình yêu và trách nhiệm cao của mình với cuộc sống con

người và xã hội”

Gía trị cốt lõi

 Chính trực

Liêm chính, trung thực trong ứng xử và trong tất cả các giao dịch.

 Tôn trọng

Tôn trọng bản thân, tôn trọng đồng nghiệp. Tôn trọng công ty, tôn trọng đối tác. Hợp

tác trong sự tôn trọng.

 Công bằng

4.3 Triết lí kinh doanh

Vinamilk mong muốn trở thành sản phẩm được yêu thích nhất ở mọi khu vực,

lãnh thổ. Vì thế chúng tôi tâm niệm rằng chất lượng và sáng tạo là người bạn

đồng hành của Vinamilk. Vinamilk xem khách hàng là trung tâm và cam kết

đáp ứng mọi nhu cầu của khách hàng.

Chính sách chất lượng của công ty cổ phần sữa Việt Nam:

Luôn thỏa mãn và có trách nhiệm với khách hàng bằng cách đa dạng hóa sản

phẩm và dịch vụ, đảm bảo chất lượng, an toàn vệ sinh thực phẩm với giá cả cạnh

tranh, tôn trọng đạo đức kinh doanh và tuân theo luật định.

( Nguồn: http://vinamilk.com.vn/?vnm=about&id=3 )

4.4 Một số sản phẩm sữa tươi Vinamilk

SỮA TƯƠI 100% NGUYÊN CHẤT

SVTH: LÊ THỊ XUÂN MAI

GVHD: LƯU THỊ THÁI TÂM 14

Nghiên cứu hành vi tiêu dùng sữa tươi Vinamilk của sinh viên khoa

Kinh tế – Quản trị kinh doanh trường Đại Học An Giang

SỮA TƯƠI 100% HƯƠNG DÂU

SỮA TT KHÔNG ĐƯỜNG

SỮA TT MILKPLUS KHÔNG ĐƯỜNG

SỮA TƯƠI 100% SÔCÔLA

SỮA TIỆT TRÙNG SÔCÔLA VINAMILK

SỮA TT MILKPLUS CÓ ĐƯỜNG

SỮA TƯƠI 100% CÓ ĐƯỜNG

STT HƯƠNG DÂU VINAMILK

SỮA TT MILKPLUS HƯƠNG DÂU

(Nguồn: http://vinamilk.com.vn/?vnm=product&id=34 )

CHƯƠNG 5: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

5.1 Thông tin mẫu phản hồi

Mẫu nghiên cứu phát ra là 80 mẫu. Thu về được 80 mẫu. Sau đây là thông tin về mẫu

nghiên cứu theo ba tiêu thức: giới tính, khoá học và thu nhâ ̣p.

SVTH: LÊ THỊ XUÂN MAI

GVHD: LƯU THỊ THÁI TÂM 15

Nghiên cứu hành vi tiêu dùng sữa tươi Vinamilk của sinh viên khoa

Kinh tế – Quản trị kinh doanh trường Đại Học An Giang

 Cơ cấu mẫu theo giới tính

Biểu đồ 5.1 Cơ cấu theo giới tính

Biểu đồ 5.2 Tỷ lê ̣ sinh viên sử dung sữa tươi

Khi được hỏi: “Anh/ Chị có sử dụng sữa tươi Vinamilk không?” , thì có đến 75% sinh

viên trả lời là Có và 25% còn lại trả lời là Không. Trong đó, tỷ lê ̣ sinh viên nam là 35% và

65% còn lại là sinh viên nữ.

 Cơ cấu theo thu nhâ ̣p

Biểu đồ 5.3 Cơ cấu theo thu nhâ ̣p

Trong số sinh viên được phỏng vấn, số lượng sinh viên có thu nhâ ̣p 0,5 triê ̣u đồng

chiếm tỷ lê ̣ tương đối cao 12%, còn số sinh viên có thu nhâ ̣p 1 triê ̣u đồng chiếm tỷ lê ̣ cao nhất

41%, đây có thể được xem là mức thu nhâ ̣p ổn định và phổ biến ở sinh viên. 32% số sinh viên

có thu nhâ ̣p 1,5 triê ̣u đồng, 8% số sinh viên có thu nhâ ̣p là 2 triê ̣u đồng và còn lại là 7% số

sinh viên có thu nhâ ̣p trên 2 triê ̣u đồng.

 Cơ cấu theo khoá học

Biểu đồ 5.4 Cơ cấu theo khoá học

SVTH: LÊ THỊ XUÂN MAI

GVHD: LƯU THỊ THÁI TÂM 16

Nghiên cứu hành vi tiêu dùng sữa tươi Vinamilk của sinh viên khoa

Kinh tế – Quản trị kinh doanh trường Đại Học An Giang

Với cỡ mẫu là 80 sinh viên của khoa Kinh tế-QTKD trường Đại Học An Giang. Cụ thể là

sinh viên của ba khoá: 08; 09; 10. Với tỷ lệ: khóa 08: 40%, khóa 09: 30%, khóa 10: 30%.

5.2 Hành vi tiêu dùng sữa tươi Vinamilk của sinh viên

5.2.1 Xác nhận nhu cầu

Biểu đồ 5.5 Nhãn hiêụ sữa tươi Vinamilk sinh viên thường chọn mua

Trong các nhãn hiê ̣u sữa tươi Vinamilk thì sữa tươi 100% nguyên chất chiếm 75% ý

kiến của sinh viên và trở thành nhãn hiê ̣u có tỷ lê ̣ sinh viên chọn mua cao nhất trong các

nhãn hiê ̣u sữa tươi khác của Vinamilk. Điều đó cho thấy đa số sinh viên khoa Kinh tếQTKD rất ưa chuô ̣ng loại nhãn hiê ̣u này. 67% ý kiến chọn nhãn hiệu sữa tươi tiệt trùng

Vinamilk, 50% ý kiến trong tổng số sinh viên chọn sữa tươi 100% hương dâu vì đây là

hương vị thơm ngon và dễ uống, có 33% ý kiến lựa chọn sữa tươi 100% hương chocolate,

còn lại là sữa tươi 100% có đường và nhãn hiệu khác lần lượt chiếm 25% và 8%. Một

trong những ý kiến chọn nhãn hiệu khác là chọn mua sữa tươi 100% không đường.

5.2.2 Tìm kiếm thông tin

Biểu đồ 5.6 Các nguồn tham khảo khi mua sữa tươi Vinamilk

SVTH: LÊ THỊ XUÂN MAI

GVHD: LƯU THỊ THÁI TÂM 17

Nghiên cứu hành vi tiêu dùng sữa tươi Vinamilk của sinh viên khoa

Kinh tế – Quản trị kinh doanh trường Đại Học An Giang

Khi quyết định mua sản phẩm, thông tin tham khảo là một bước rất quan trọng. Qua

cuộc khảo sát về các nguồn tham khảo của sinh viên trước khi lựa chọn sản phẩm, thì có

đến 90% số ý kiến của sinh viên trả lời là họ xem quảng cáo trên tivi. Điều này cho thấy

rằng tivi vẫn là phương tiện quảng cáo hiệu quả và thu hút sự chú ý của người tiêu dùng.

42% chọn báo, internet làm nguồn thông tin tham khảo, đó cũng là điều hiển nhiên khi

internet đã trở nên gần gũi với sinh viên hơn bao giờ hết. Gia đình cũng là một nguồn

tham khảo thông tin đáng tin cậy, chiếm 33% ý kiến của tổng số sinh viên, 32% là do bạn

bè giới thiệu khi họ đã và đang sử dụng sản phẩm. Và cuối cùng là tìm kiếm thông tin từ

những người thân quen chiếm 15%.

5.2.3 Đánh giá các phương án

Biểu đồ 5.7 Các tiêu chí quyết định mua sản phẩm

Qua khảo sát cho thấy, tiêu chí chất lượng luôn là quan tâm hàng đầu của sinh viên, nó

chiếm đến 88% ý kiến trong tổng số sinh viên được khảo sát. Tiếp đó là tiêu chí vệ sinh an

toàn thực phẩm chiếm 80% ý kiến, giá cả chiếm 45%. Thương hiệu nổi tiếng không còn là lựa

chọn quan tâm hàng đầu của người tiêu dùng như trước nữa, nó chỉ chiếm 33%, 8% và 3% lần

lượt là tiêu chí về mẫu mã, bao bì ấn tượng và tiêu chí khác.

Biểu đồ 5.8 Đánh giá của sinh viên về mức độ quan tâm đối với từing tiêu chí sau đến

chất lượng sữa tươi Vinamilk

SVTH: LÊ THỊ XUÂN MAI

GVHD: LƯU THỊ THÁI TÂM 18

Nghiên cứu hành vi tiêu dùng sữa tươi Vinamilk của sinh viên khoa

Kinh tế – Quản trị kinh doanh trường Đại Học An Giang

 Yếu tố “ Đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm”

Qua biểu đồ cho thấy, có 70% số sinh viên rất quan tâm đến yếu tố vệ sinh an toàn

thực phẩm, 25% quan tâm. Tổng tỷ lệ quan tâm gần như tuyệt đối là 95% là do sữa tươi là

loại thức uống dinh dưỡng, mục đích là tốt cho sức khỏe, nên đối với người tiêu dùng vấn đề

về vệ sinh thực phẩm là rất quan trọng, và sữa tươi Vinamilk được chứng nhận an toàn vệ

sinh thực phẩm (HACCP) theo tiêu chuẩn RVA của Hà Lan. Còn lại là 3% số sinh viên cho

rằng bình thường, 2% không quan tâm và 0% ít quan tâm tới.

 Yếu tố “ Gìau canxi, vitamin và khoáng chất”

Có 48% số sinh viên rất quan tâm đến yếu tố này, bởi vì những chất dinh dưỡng này

rất cần thiết cho sức khỏe và là một trong những thành phần chính cấu thành nên sản phẩm,

40% cho là quan tâm, 8% bình thường , 2% là ít quan tâm và 2% không quan tâm tới yếu tố

này.

 Yếu tố “ Không sử dụng chất bảo quản”

Qua khảo sát cho thấy 43% số sinh viên rất quan tâm đến việc sản phẩm không sử

dụng chất bảo quản, 43% quan tâm, 8% bình thường, 2% ít quan tâm và 3% không quan tâm.

 Yếu tố “ Hương vị thơm ngon”

“Hương vị thơm ngon” là yếu tố có đến 37% số sinh viên rất quan tâm và 52% quan

tâm, hương vị chính là phần làm tăng thêm độ hấp dẫn và độ ngon của sữa tươi Vinamilk, 8%

cho là bình thường, 3% ít quan tâm và không có % không quan tâm.

 Yếu tố “ Hàm lượng sữa tươi nguyên chất”

Qua kết quả khảo sát cho thấy, yếu tố hàm lượng sữa tươi nguyên chất được sinh viên

cho là rất quan tâm với tỷ lệ 35%, quan tâm là 37%, bình thường là 18%, ít quan tâm là 5% và

còn lại 5% là không quan tâm.

Biểu đồ 5.9 Đánh giá của sinh viên về giá sữa tươi Vinamilk

SVTH: LÊ THỊ XUÂN MAI

GVHD: LƯU THỊ THÁI TÂM 19

Nghiên cứu hành vi tiêu dùng sữa tươi Vinamilk của sinh viên khoa

Kinh tế – Quản trị kinh doanh trường Đại Học An Giang

Qua biểu đồ cho thấy, giá sữa tươi Vinamilk là chấp nhận được và vừa túi tiền sinh

viên, điều này thể hiện rõ khi có đến 75% trong tổng số sinh viên được phỏng vấn, 18%

cho rằng giá sữa tươi Vinamilk là mắc, quá mắc chiếm 3%. Như vậy, có đến 21% trong

tổng số cho rằng giá như vậy là khó chấp nhận được đối với khả năng chi trả của sinh

viên, số sinh viên cho rằng giá sữa tươi Vinamilk là rẻ và quá rẻ đều chiếm 2%.

5.2.4 Quyết định mua

Biểu đồ 5.10 Địa điểm sinh viên thường mua sữa tươi Vinamilk

Nhìn vào biểu đồ cho thấy siêu thị, tiệm tạp hóa và chợ là những địa điểm sinh viên

thường mua nhất. Trong đó, siêu thị là nơi sinh viên lựa chọn mua nhiều nhất với 39% vì

siêu thị có nhiều hàng hóa để chọn, có nhiều dịch vụ có lợi và tiện ích dành cho khách

hàng,…Tiệm tạp hóa là nơi chọn mua thứ hai của sinh viên, chiếm 31%, chợ chiếm 20%.

Và máy bán hàng tự động chiếm 10%, chiếm tỷ lệ nhỏ nhất vì một phần do nó còn khá

mới mẻ đối với sinh viên trường đại học An Giang, phần còn lại do điểm bất tiện khi sử

dụng là phải đổi tiền xu để mua hàng.

Biểu đồ 5.11 Cách thức mua

SVTH: LÊ THỊ XUÂN MAI

GVHD: LƯU THỊ THÁI TÂM 20