Nấc cụt là dấu hiệu bệnh gì? Cách trị nấc cụt liên tục kéo dài

Theo thống kê của Thư viện Y khoa Quốc gia Hoa Kỳ năm 2021, nấc cụt xảy ra ở mọi lứa tuổi, từ trẻ sơ sinh đến người cao tuổi. Các báo cáo tại Mỹ cho thấy, mỗi năm có khoảng 4.000 trường hợp bị nấc cụt. Triệu chứng nấc cụt xuất hiện phổ biến hơn ở nam giới lớn tuổi và tỷ lệ mắc bệnh nấc cụt mạn tính tăng cao ở những người mắc các bệnh lý rối loạn thực thể như bệnh Parkinson, ung thư giai đoạn muộn (khoảng 4 – 9%) và trào ngược dạ dày – thực quản (8 – 10%).

TỔNG QUAN VỀ TRIỆU CHỨNG NẤC CỤT

Nấc cụt là một hiện tượng sinh lý bình thường mà hầu hết mọi người đều trải qua vào một thời điểm nào đó trong đời. Thuật ngữ y học là singultus, bắt nguồn từ tiếng Latinh “singult”. Thông thường, những cơn nấc này chỉ thoáng qua và hết trong vòng 48 giờ.

Nấc cụt là gì?

Nấc cụt hay nấc (tên tiếng Anh: hiccup) về mặt cơ học được gọi là rung cơ hoành đồng bộ hoặc rung cơ hoành (SDF), được hình thành do sự co thắt liên tục, không kiểm soát của cơ hoành, sau đó là sự đóng nhanh và đột ngột của thanh môn gây ra âm thanh “hic” đặc trưng.

NGUYÊN NHÂN GÂY TRIỆU CHỨNG NẤC CỤT