Mức xử phạt doanh nghiệp không đóng bảo hiểm xã hội mới nhất
Mức xử phạt doanh nghiệp không đóng bảo hiểm xã hội mới nhất theo quy định của Pháp luật về Bảo hiểm xã hội như thế nào? Quy định về đóng bảo hiểm xã hội có nền tảng căn cứ pháp lý vững chắc, buộc các doanh nghiệp, đơn vị phải tuân theo, do đó doanh nghiệp lưu ý để không bị phạt gây thiệt hại về tài chính và phạt tù đối với đối tượng có trách nhiệm đóng BHXH.
Mức xử phạt doanh nghiệp không đóng bảo hiểm xã hội.
1. Quy định về đóng bảo hiểm xã hội
Trước khi tìm hiểu về mức xử phạt doanh nghiệp không đóng bảo hiểm xã hội cần nắm rõ các quy định về đóng BHXH đối với người sử dụng lao động.
1.1 Người sử dụng lao động thuộc đối tượng bắt buộc tham gia BHXH
Bảo hiểm xã hội (BHXH) bắt buộc là loại hình bảo hiểm xã hội do Nhà nước tổ chức mà người lao động và người sử dụng lao động phải tham gia the quy định của Luật Bảo hiểm xã hội 2014. Theo đó, người sử dụng lao động thuộc đối tượng tham giao bảo hiểm xã hội bắt buộc theo quy định tại Điều 3, Luật Bảo hiểm xã hội 2014, cụ thể người sử dụng lao động tham gia BHXH bắt buộc gồm:
-
Doanh nghiệp, hợp tác xã, hộ kinh doanh cá thể, tổ hợp tác, tổ chức khác và cá nhân có thuê mướn, sử dụng lao động theo hợp đồng lao động;
-
Cơ quan nhà nước, đơn vị sự nghiệp, đơn vị vũ trang nhân dân;
-
Tổ chức chính trị, tổ chức chính trị – xã hội, tổ chức chính trị xã hội – nghề nghiệp, tổ chức xã hội – nghề nghiệp, tổ chức xã hội khác;
-
Cơ quan, tổ chức nước ngoài, tổ chức quốc tế hoạt động trên lãnh thổ Việt Nam.
1.2 Trách nhiệm của người sử dụng lao động về việc tham gia BHXH
Căn cứ theo quy định tại Khoản 1, Khoản 2, Điều 21, Luật Bảo hiểm xã hội quy định về trách nhiệm của người sử dụng lao động (NSDLĐ) hay doanh nghiệp như sau:
“1. Lập hồ sơ để người lao động được cấp sổ bảo hiểm xã hội, đóng, hưởng bảo hiểm xã hội.
2. Đóng bảo hiểm xã hội theo quy định tại Điều 86 và hằng tháng trích từ tiền lương của người lao động theo quy định tại khoản 1 Điều 85 của Luật này để đóng cùng một lúc vào quỹ bảo hiểm xã hội.”
Như vậy, NSDLĐ buộc phải đóng BHXH cho người lao động theo quy định của luật này. Trong trường hợp không đóng hoặc trốn đóng BHXH sẽ bị xử phạt hành chính nặng hơn có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự.
3. Mức xử phạt doanh nghiệp không đóng bảo hiểm xã hội mới nhất
Trên thực mức xử phạt doanh nghiệp không đóng bảo hiểm xã hội sẽ phụ thuộc theo số lượng người lao động doanh nghiệp không đóng BHXH vi phạm quy định và số lần vi phạm.
3.1 Mức xử phạt doanh nghiệp không đóng BHXH
Mức xử phạt hành chính:
Căn cứ theo quy định tại Khoản 4, 5, 6, Điều 38, Nghị định 28/2020/NĐ-CP. Đối với các vi phạm không đóng BHXH bắt buộc, mức xử phạt NSDLĐ hay doanh nghiệp không đóng BHXH như sau:
-
Theo Khoản 4: Phạt tiền từ 12% đến 15% tổng số tiền phải đóng BHXH bắt buộc, BHTN tại thời điểm lập biên bản vi phạm hành chính nhưng tối đa không quá 75.000.000 đồng đối với người sử dụng lao động đóng BHXH, BHTN không đủ số người thuộc diện tham gia BHXH bắt buộc, BHTN mà không phải là trốn đóng.
-
Theo Khoản 5: Phạt tiền từ 18% đến 20% tổng số tiền phải đóng BHXH bắt buộc, BHTN tại thời điểm lập biên bản vi phạm hành chính nhưng tối đa không quá 75.000.000 đồng đối với người sử dụng lao động không BHXH bắt buộc, BHTN cho toàn bộ người lao động thuộc diện tham gia BHXH bắt buộc, BHTN mà chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự.
-
Theo Khoản 6: Phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 75.000.000 đồng đối với người sử dụng lao động có hành vi trốn đóng BHXH bắt buộc, BHTN mà chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự.
Mức xử phạt hành chính tối đa doanh nghiệp không đóng BHXH có thể lên tới 75 triệu đồng.
Mức xử phạt hình sự:
Theo quy định của Điều 216, Bộ luật Hình sự 2015 (được sửa đổi bổ sung năm 2017), người nào có nghĩa vụ đóng BHXH cho người lao động mà gian dối hoặc bằng thủ đoạn khác để không đóng hoặc không đóng đầy đủ định từ 06 tháng trở lên thuộc một trong những trường hợp dưới đây, đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi này mà còn vi phạm, thì bị truy cứu trách nhiệm hình sự về Tội trốn đóng BHXH:
-
Trốn đóng BHXH từ 50 triệu đồng;
-
Trốn đóng BHXH cho từ 10 người lao động.
Như vậy, khi tái phạm không đóng BHXH hoặc trốn đóng BHXH người có nghĩa vụ đóng BHXH thuộc doanh nghiệp sẽ có thể chịu mức xử phạt hình sự. Mức phạt cao nhất có thể lên đến 7 năm tù giam căn cứ theo Điều 216, Bộ luật Hình sự 2015 được sửa đổi bổ sung 2017).
3.2 Mức xử phạt một số vi phạm khác về BHXH của doanh nghiệp
Mức xử phạt một số vi phạm khác về BHXH đối với doanh nghiệp và người sử dụng lao động như sau:
(1) Phạt tiền từ 500.000 đồng đến 1.000.000 đồng đối với người sử dụng lao động có một trong các hành vi sau đây:
-
Không niêm yết công khai thông tin đóng BHXH của người lao động hằng năm;
-
Không cung cấp hoặc cung cấp không đầy đủ thông tin về đóng BHXH bắt buộc, BHTN của người lao động khi người lao động hoặc tổ chức công đoàn yêu cầu.
(2) Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với NSDLĐ có hành vi không cung cấp chính xác, đầy đủ, kịp thời thông tin, tài liệu liên quan đến việc đóng, hưởng BHXH bắt buộc, BHTN theo yêu cầu của cơ quan nhà nước có thẩm quyền, cơ quan BHXH.
Theo Điều 122, Luật Bảo hiểm xã hội 2014 cũng quy định doanh nghiệp có hành vi trốn đóng BHXH cho người lao động từ 30 ngày trở lên thì ngoài việc phải đóng đủ số tiền chưa đóng, chậm đóng và bị xử lý theo quy định của pháp luật, còn phải nộp số tiền lãi bằng 02 lần mức lãi suất đầu tư quỹ BHXH bình quân của năm trước liền kề tính trên số tiền, thời gian chậm đóng.
Không đóng BHXH hay trốn đóng BHXH là hành vi vi phạm quy định của Pháp luật về BHXH, do đó các doanh nghiệp cần đặc biệt lưu ý không được mắc phải. Mức xử phạt doanh nghiệp không đóng bảo hiểm xã hội mới nhất có thể lên tới 75 triệu đồng hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự.
Các tin tức liên quan: