Làm sao để nghiên cứu đối thủ, thấu hiểu khách hàng khi kinh doanh trên Shopee – Template Shopee

Biết người biết ta, trăm trận trăm thắng

Khi nói về nghiên cứu đối thủ cạnh tranh để kinh doanh trên Shopee, thứ đầu tiên đập vào mắt chúng ta chính là giá sản phẩm. Giá bán tuy quan trọng, nhưng chỉ là một phần rất nhỏ. Còn rất nhiều điều hay ho khác mà bạn có hội nhận được khi làm tốt bước này.

Nghiên cứu đối thủ không chỉ giúp bạn xác định được người bán khác trên thị trường đang làm gì và làm tốt đến mức nào, bạn còn có thêm cơ hội để thấu hiểu thị trường và khách hàng của mình.

Rõ ràng là một người mới, bạn không biết được khách hàng của mình cần gì và không cần gì.

Bạn không có khả năng khảo sát khách hàng số lượng lớn.

Vậy thay vào đó, bạn hãy vào Shopee và ghé thăm gian hàng đối thủ.

Chỉ cần vài chục phút nghiền ngẫm trên Shopee

Bạn sẽ hiểu tại sao khách hàng chọn mua hàng ở shop này mà không phải shop khác. Bạn cũng biết được họ thường mua sản phẩm với mức giá nào. Ngoài ra bạn còn quan sát được cách xây dựng hệ sinh thái sản phẩm, ưu nhược điểm của đối thủ để học hỏi và áp dụng cho shop của bạn.

Nhưng trước tiên, bạn cần xác định đúng đối thủ cạnh tranh của mình trên Shopee. Họ là ai và đang làm gì?

Đối thủ của bạn là ai?

Có rất nhiều bạn bắt đầu với việc lọc ra top 10 shop có doanh số đứng đầu, rồi so sánh bản thân mình với họ.

Đây là một cách làm sai, dễ dẫn đến chán nản và bỏ cuộc.

Vì doanh thu một ngày của shop top đầu còn cao hơn tổng số vốn khởi nghiệp của bạn và thỉnh thoảng bạn sẽ bắt gặp một số sản phẩm có giá bán rẻ hơn giá nhập của mình.

Vậy mới nói, kinh doanh buôn bán cũng giống như thi đấu thể thao.

Lựa chọn sai giải đấu đồng nghiã với việc thất bại. Để nhanh chóng xác định đối thủ trực tiếp, bạn hãy lên Shopee và tìm kiếm sản phẩm đang muốn bán. Sau đó hãy xem kỹ những shop xuất hiện ở trang đầu.

Tiếp theo, bạn hãy kiểm tra tổng quan thị trường trên sàn Shopee bằng cách sử dụng từ khoá với hai bộ lọc “Bán chạy nhất” và “Giá”.

Những sản phẩm xuất hiện ở bộ lọc bán chạy nhất giúp bạn chọn sản phẩm đầu phễu. Bộ lọc giá sẽ cho bạn biết nên chọn bán hàng ở phân khúc giá nào là ổn. Đồng thời bạn sẽ ước lượng được tiền lãi nếu nhập hàng về bán.

Nếu nguồn hàng mà bạn khảo sát có giá cao hơn giá bán trung bình

Bạn cần tìm nguồn nhập khác hoặc thương lượng giá để đảm bảo kinh doanh có lãi.

Thông thường, giá nhập trên Shopee nên bằng một nửa giá bán lẻ, để sau khi trừ hết các chi phí, bạn vẫn còn lời khoảng 20-30%.

Ví dụ, với sản phẩm bao ngón tay chơi game. Giá sỉ trên Alibaba là 0,08$ cho 1 lô 100 đôi. Về tới Việt Nam, mức giá gốc sẽ dao động trong khoảng 2,5k. Bạn cần bán ít nhất 5-6k cho sản phẩm này mới đảm bảo có lời.

Bạn cũng đừng quá hoang mang khi thấy shop khác bán mức giá thấp hơn giá bán của bạn.

Bởi giá cả không phải là chiến lược cạnh tranh duy nhất. Ngoài giá cả, chúng ta có thể cạnh tranh bằng sự khác biệt.

Khác biệt đầu tiên và dễ nhìn thất nhất là hình ảnh.

Đối thủ của bạn đang sử dụng hình ảnh như thế nào? Là hình tự chụp hay lấy từ các trang bán hàng giá sỉ? Về mặt cảm quan, bạn thấy hình ảnh đó đã đẹp hay chưa, liệu bạn có thể cải thiện gì khác về hình ảnh không?

Bên cạnh hình ảnh, bạn cần xem thêm cách họ đặt tên sản phẩm, viết mô tả.

Phần mô tả đã rõ ràng và cung cấp đầy đủ thông tin chưa? Shop có chính sách đổi hàng hay bảo hành gì không?

Đừng quên kiểm tra phần đánh giá, để xem đối thủ của bạn tương tác với khách hàng như thế nào.

Họ đã làm tốt điều gì và điều gì cần cải thiện thêm. Với ảnh chụp từ người mua và phần nhận xét, bạn có thể biết được khách hàng thường mua kèm những sản phẩm nào. Đồng thời, bạn còn có thể nhận biết mong muốn của khách hàng và tìm hướng giải quyết.

  • Nếu có nhiều khách hàng đánh giá sản phẩm khó sử dụng, liệu bạn có nên làm một video hướng dẫn hay không?
  • Nếu thấy nhiều khách hàng phàn nàn kích cỡ không phù hợp, thì bạn nên đo đạc kích thước sản phẩm chuẩn xác hơn, hay bạn nên chụp hình ảnh sản phẩm cầm thực tế trên tay, để khách hàng dễ ước lượng.
  • Nếu bạn thấy khách hàng thường than phiền sản phẩm hỏng hóc do vận chuyển, bạn có cách gói hàng tốt hơn không?
  • Nếu thấy đánh giá là giá thành sản phẩm cao, bạn có thể viết thêm vài dòng mô tả lợi ích sản phẩm, để khách hàng thấy số tiền họ bỏ ra là hoàn toàn xứng đáng….

Đặc điểm chung của thị trường mua bán trực tuyến như Shopee là nhu cầu cao, sản phẩm phong phú nhưng chất lượng phục vụ trung bình lại kém. Và đây chính là cơ hội của bạn.

>>> Xem bộ Template trang trí gian hàng Shopee/Lazada có sẵn cho bạn trang trí shop

>>> Video hướng dẫn tự thiết kế mẫu template trang trí shop Shopee/Lazada với Canva