Kinh nghiệm mở siêu thị mini, cửa hàng tạp hóa nhỏ cần bao nhiêu vốn

Việt Nam là có tiềm năng lớn ngành hàng tiêu dùng bởi là nước có dân số đông (gần 100 triệu dân), nên cơ hội cho những mô hình kinh doanh siêu thị mini, cửa hàng tạp hóa, cửa hàng tiện ích phát triển. Chúng ta rất dễ gặp một hoặc nhiều cửa hàng tạp hóa hay siêu thị mini gần khu chung cư, trên các con phố hoặc vị trí ngã tư giao thông đông đúc. Hình thức kinh doanh bán lẻ này được nhiều chị em phụ nữ có gia đình ổn định, những người tuổi trung niên lựa chọn để đầu tư kinh doanh khởi nghiệp. Giống như bất cứ ngành hàng kinh doanh khác, bạn cần có tiền, kế hoạch và thời gian. Với địa điểm thuận lợi, các mặt hàng đa dạng, giá cả hợp lý bạn có thể bắt đầu kiếm tiền nhanh chóng. Cùng tìm hiểu kinh nghiệm mở siêu thị mini chi tiết nhất cho người mới bắt đầu qua bài viết sau.

Kinh nghiệm mở siêu thị mini

Kinh nghiệm mở siêu thị mini

1. Mở một siêu thị mini hoàn toàn mới hoặc mua nhượng quyền thương hiệu

Mở siêu thị mini mới là hình thức đầu tư phổ biến của hầu hết những người có ý tưởng kinh doanh ở vùng nông thôn hoặc thành phố, nhưng hiện nay trên thị trường cũng có một số mô hình nhượng quyền siêu thị. Cả hai trường hợp trên đều yêu cầu bạn phải có một số vốn để đầu tư. Nhưng nhượng quyền thương mại siêu thị có vẻ dễ dàng hơn về mặt tiếp thị, quảng cáo và các thiết lập khác. Và tất nhiên bạn sẽ phải trả một số tiền nhượng quyền từ lợi nhuận của mình. Hình thức nhượng quyền siêu thị mini thực sự không phổ biến ở Việt Nam, đặc biệt tại các vùng nông thôn. Phần lớn, mọi người đều tận dụng không gian nhà cửa sẵn có, tìm hiểu nhu cầu của mọi người xung quanh, nhập hàng bán.

2. Chuẩn bị tài chính cho kế hoạch mở siêu thị mini

Về chi phí đầu tư mở cửa hàng tạp hóa, siêu thị mini phụ thuộc lớn vào diện tích và số lượng mặt bằng kinh doanh, các dịch vụ và mặt hàng cung cấp. Số vốn để mở siêu thị mini giá rẻ có thể dao động từ 200 triệu – 300 triệu là phổ biến cho mô hình kinh doanh cửa hàng tạp hóa nhỏ. Do đó hãy nghiên cứu và xem xét chi phí kinh doanh dựa trên các yếu tố: thuê mặt bằng, nhập hàng, nhân viên, trang thiết bị.

Về kinh nghiệm xác định ngân quỹ đầu tư, bạn cần đảm bảo kinh phí cần thiết. Rất có thể, bạn sẽ không đủ tiền để trang trải hoặc mua sắm đầy đủ các thiết bị. Hoặc bạn có thể đầu tư dần, hoặc có thể vay nhưng cần có một số vốn lưu động đề phòng rủi ro xảy ra.

3. Đăng ký kinh doanh siêu thị mini

Bất kể kinh doanh gì thì hãy đảm bảo đúng pháp luật, và hãy chắc chắn rằng cửa hàng của bạn đảm bảo đủ điều kiện để hoạt động kinh doanh:
– Phải có giấy phép kinh doanh và nộp các loại thuế phù hợp với quy mô cửa hàng. Nếu tại cửa hàng có bán rượu, thuốc lá, vé số hoặc xăng dầu, bạn sẽ cần giấy phép bổ sung, theo yêu cầu của pháp luật.
– Yêu cầu về đảm bảo phòng cháy chữa cháy. Về vấn đề này bạn có thể trao đổi với công an phường/xã nơi bạn cư trú.

4. Kinh nghiệm chọn địa điểm mở siêu thị mini

Mặt bằng kinh doanh chiếm một vị trí quan trọng ảnh hưởng đến doanh thu cửa hàng. Nếu có thể tận dụng không gian nhà ở, có vị trí đẹp gần khu dân cư đông đúc sẽ tiết kiệm chi phí thuê mặt bằng. Còn nếu bạn tìm kiếm mặt bằng cho thuê cần lưu ý các yếu tố: giao thông, an ninh, mật độ & mức sống của dân cư. Giá thuê mặt bằng cũng khác nhau ở thành thị và nông thôn. Nếu mở siêu thị mini trong khu dân cư, các sản phẩm lợi thế là nhu yếu phẩm như sữa, bánh mỳ, gạo, trái cây…

5. Kinh nghiệm tìm nguồn hàng tạp hóa, cho siêu thị

Nguồn hàng hay nguồn cung cấp hàng tạp hóa là yếu tố chính quyết định đến chất lượng hàng hóa, giá bán và doanh thu cửa hàng. Mở siêu thị mini lấy nguồn hàng giá rẻ, chất lượng ở đâu? Tìm nguồn sỉ các sản phẩm siêu thị mini ở đâu? Đây là những băn khoăn của phần lớn những người mới bắt đầu kinh doanh lĩnh vực này. Dựa trên kết quả phân tích nhu cầu của người tiêu dùng khu vực
Các nguồn hàng chính cho siêu thị mini:
– Từ những nhà phân phối: Bạn cần thiết lập mối quan hệ với các nhà bán buôn để họ cung cấp hàng hóa, bao gồm thực phẩm, đồ uống, thuốc lá, rượu, giấy và đồ gia dụng. Bạn có thể lựa chọn một nhà phân phối đầu đủ các sản phẩm hoặc nhập từ nhiều nhà cung cấp. Cả hai đều có những ưu nhược điểm, vì vậy cần phải xem xét khả năng cửa hàng trong thời gian đầu kinh doanh.
– Nhập hàng từ những đại lý sỉ: Đây là lựa chọn phù hợp đối với siêu thị mini quy mô nhỏ, lấy hàng từ đại lý bán buôn. Bạn sẽ chịu trách nhiệm tự lấy và vận chuyển các mặt hàng.
Để có nguồn hàng giá rẻ, bạn nên làm việc trực tiếp với nhà phân phối để có nguồn hàng chất lương, giá cả hợp lý.

6. Thiết kế siêu thị và quản lý hàng hóa

Thiết kế siêu thị ngày nay là phần đầu tư mà các chủ cửa hàng quan tâm để có được cho mình một siêu thị mini, cửa hàng tạp hóa chuyên nghiệp và bài bản. Bày trí kệ bán hàng để trưng bày để khách hàng có thể tiện thấy và lấy hàng, thanh toán. Đặt hàng hóa có giá trị cao hoặc nhỏ gọn trong tầm nhìn của nhân viên bán hàng, camera để tránh tình trạng trộm cắp, thất thoát. Kệ bảo quản sản phẩm trong kho có thể tận dụng các loại kệ, bàn gỗ/sắt sắp xếp hàng hóa gọn gàng, tránh nơi ẩm thấp ảnh hưởng đến chất lượng sản phẩm.

7. Kinh nghiệm quản lý siêu thị mini hiệu quả

Đối với người mới bắt đầu kinh doanh siêu thị mini, bạn sẽ gặp rất nhiều khó khăn trong vấn đề quản lý hàng hóa, doanh thu. Hàng trăm sản phẩm với những lô & hạn sử dụng, thương hiệu khác nhau. Nếu chỉ quản lý bằng sổ sách, excel thì dễ nhầm lẫn trong quá trình kiểm kê hàng hóa, bán hàng. Đặc biệt không tránh khỏi lượng khách hàng lớn chờ xếp hàng thanh toán vào các giờ cao điểm, trong dịp Lễ Tết.

Việc thống kê doanh số hàng ngày bằng các phương pháp thủ công dễ nhầm lẫn, sai sót. Từ đó dẫn đến không kiểm soát chính xác doanh thu, lợi nhuận hay doanh số từng mặt hàng, combo sản phẩm. Sử dụng phần mềm quản lý siêu thị mini ISAAC  sẽ giúp quản lý không giới hạn số lượng mặt hàng. Thống kê chi tiết số lượng hàng hóa theo loại hàng, nhà phân phối, khối lượng, giá bán, hạn sử dụng. Giảm thiểu tối đa tình trạng thất thoát hàng hóa (do hết hạn, hỏng, do trộm cắp, gian lận…)

Mở siêu thị mini nhỏ cần bao nhiêu vốn

Nguồn vốn đầu tư luôn là nỗi lo lớn nhất khi bắt đầu khởi nghiệp. Vậy theo bạn mở siêu thị mini nhỏ cần bao nhiêu vốn là đủ? Và phải chuẩn bị những gì? Hãy bỏ túi một số kinh nghiệm dưới đây để khai trương thuận lợi nhé!

1. Cơ hội và khó khăn khi mở siêu thị mini nhỏ

Một số người thắc mắc: “Tôi muốn mở siêu thị mini nhưng siêu thị, cửa hàng tiện lợi mọc đầy rẫy, liệu còn cơ hội phát triển không?”. Thực tế, đúng là bạn sẽ phải cạnh tranh với nhiều mô hình khác nhau, nhưng vẫn có tiềm năng phát triển. Dưới đây là những thách thức và cơ hội mà bạn cần xem xét trước khi quyết định mở tiệm tạp hóa trong năm 2020.

1.1. Thách thức và khó khăn

1.1.1. Cần nhập một lượng lớn hàng hóa

Bạn cần phải liệt kê thật đầy đủ và chi tiết tên hàng và số lượng cần nhập. Ít nhất là trong 1 tháng đầu cần có để đáp ứng nhu cầu của người dân trong khi vực. Để có danh sách này, bạn có thể tham khảo danh mục sản phẩm ở đại lý nhập hàng hoặc dựa theo kinh nghiệm sử dụng và mua hàng tạp hóa của mình.
1.1.2. Vốn đầu tư khá lớn
Giá trị của mỗi sản phẩm hàng hóa không cao nhưng để nhập đủ hàng hóa cho những ngày đầu mới mở tiệm, bạn cần có một số vốn đủ. Và số tiền đó không hề nhỏ. Tuy nhiên, vẫn có nhiều cách để bạn giải quyết vấn đề về vốn của mình như vay người thân hoặc chọn nguồn nhập hàng có hỗ trợ vay vốn.

1.1.3. Tìm đúng nguồn hàng có giá hợp lý và ưu đãi tốt
Sẽ thật sự là thách thức không nhỏ nếu các bạn đầu tư mở tiệm tạp hóa nhỏ mà không tìm được nguồn hàng phù hợp giá rẻ,. Nguồn nhập hàng thì nhiều nhưng đâu là lựa chọn tốt nhất dành cho bạn. Thời gian đầu,tốt nhất là bạn nên đặt hàng từ nhiều nguồn để tổng hợp và chọn 2 -3 nguồn hàng tốt nhất.
Có 3 tiêu chí quan trọng nhất để chọn nguồn hàng đó là:
• Giá hàng hóa
• Số lượng và chất lượng chương trình ưu đãi ở nguồn nhập hàng
• Dịch vụ vận chuyển hàng
1.1.4. Thiếu kinh nghiệm quản lý và bán hàng hiện đại
Giờ đây không chỉ siêu thị, cửa hàng tiện lợi cần có hệ thống quản lý và bán hàng thông minh mà chủ tiệm tạp hóa cũng cần phải cập nhật cho mình kiến thức này. Đây là cách để bạn thu hút khách hàng về với tiệm của mình, cung cấp cho khách hàng những dịch vụ tốt nhất.
1.1.5. Đối thủ cạnh tranh nặng ký là siêu thị và cửa hàng tiện lợi
Nhất là chuỗi thương hiệu cửa hàng tiện lợi ra đời ngày càng nhiều hơn và được nhóm khách hàng trẻ yêu thích hơn. Làm thế nào để thu hút nhóm khách hàng lý tưởng là các bạn trẻ trở lại với tiệm tạp hóa của bạn cũng là thách thức thật sự lớn.
Một trong số những việc bạn phải làm đầu tiên là hiện đại hóa cửa hàng của mình, dành cho họ không gian và trải nghiệm mua sắm tốt hơn. Có thể là quầy kệ đẹp hơn, dễ lựa chọn hàng. Cũng có thể là tăng thêm phương thức thanh toán không chỉ bằng tiền mặt mà còn thanh toán qua ví điện tử, thanh toán chuyển khoản.

1.2. Cơ hội

• Hình thức kinh doanh an toàn, dễ thực hiện
• Nhu cầu mua hàng tạp hóa không giảm
• Phù hợp phát triển ở cả khu vực nông thôn lẫn thành thị
• Có nhiều nguồn hàng để lựa chọn
• Nhiều chính sách hỗ trợ từ nhà nước

2. Mở siêu thị mini nhỏ cần bao nhiêu vốn?

Rất khó để trả lời chính xác mở siêu thị mini quy mô nhỏ cần bao nhiêu vốn? Số vốn ít nhất bạn cần chuẩn bị còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố như: Khu vực mở tiệm tạp hóa (nông thôn/thành phố/tại nhà, mặt tiền/trong ngõ), đối tượng khách hàng, khả năng tài chính,… Thông thường, với diện tích nhỏ từ 30 – 50m2 thì bạn cần số vốn tối thiểu 200 triệu đồng để setup và vận hành.
Chi phí mở siêu thị mini cơ bản được ước tính như sau:
• Chi phí thuê mặt bằng: Nếu không có sẵn mặt bằng thì giá thuê sẽ từ 5 -15 triệu/tháng. Mở gần tòa chung cư hay mặt đường lớn giá có thể lên tới 20 – 30 triệu/tháng.
• Đầu tư nguồn hàng: Khoảng 100 – 250 triệu. Số tiền này bạn tùy vào loại hàng hóa bạn chọn (bình dân/cao cấp/ nhập khẩu). Nếu bạn tìm được nguồn đặt hàng giá tốt như trên ứng dụng VinShop chẳng hạn, bạn sẽ được tiếp cận trực tiếp với rất nhiều nhà sản xuất, nhập hàng đa dạng với giá tốt và nhiều ưu đãi nữa. Bằng cách này bạn sẽ tối ưu tiền vốn nguồn hàng ban đầu của mình.
• Tiền mua trang thiết bị: 60 – 80 triệu (giá kệ, máy tính, phần mềm bán hàng, máy POS, hệ thống chiếu sáng, camera, tủ đông,…).
• Tiền thuê nhân viên: Siêu thị mini mini cần 1-2 nhân viên. Mức lương trung bình là khoảng 5 – 7 triệu đồng/người/tháng (part time/full time).
• Chi phí phát sinh: 20 – 30 triệu (tổ chức khai trương cửa hàng, quảng cáo,…).

Trên đây ISAAC đã chia sẻ kinh nghiệm mở siêu thị mini và dự trù vốn để đầu tư cửa hàng tạp hóa nhỏ. Các bạn có nhu cầu cần sử dụng dịch vụ setup siêu thị của ISAAC hoặc muốn được tư vấn kỹ hơn về ý tưởng cũng như phân tích nguồn lực, cơ hội kinh doanh thì có thể liên hệ với chúng tôi theo thông tin sau:

CÔNG TY TNHH THƯƠNG MẠI ISAAC

VPĐD Hà Nội: Phòng 501, tầng 5, tòa nhà 813 Giải Phóng, quận Hoàng Mai, Hà Nội

VPĐD HCM: Lô C27, Đường N7, KCN Tân Phú Trung, huyện Củ Chi, TP.HCM

Mail: [email protected]

Web: https://isaac.vn

Hotline0332.218.218 – 0392.218.218

Chào mừng bạn đến với website isaac.com.vn của tập đoàn kinh tế ISAAC GROUP. ISAAC GROUP là đơn vị #1 tại Việt Nam chuyên tư vấn, đào tạo và cung cấp dịch vụ setup siêu thị, phân phối hàng hóa nhập khẩu và phát triển mô hình kinh doanh nhượng quyền siêu thị tại Việt Nam. Hotline liên hệ công việc: 0332.218.218 – 0392.218.218 hoặc xem thêm tại Website chính thức của tập đoàn isaac.vn