Hướng dẫn cách kê khai thuế thu nhập doanh nghiệp tạm tính theo quý

Hướng dẫn cách kê khai thuế thu nhập doanh nghiệp tạm tính theo quý – Luật Phamlaw

Thuế thu nhập doanh nghiệp là thuế trực thu đánh trên phần thu nhập sau khi trừ đi các chi phí hợp lý, hợp pháp liên quan đến thu nhập của đối tượng nộp thuế. Để giúp đỡ, hỗ trợ phần nào công tác kế toán, kiểm toán, công ty Luật Phamlaw xin được hướng dẫn cách kê khai thuế thu nhập doanh nghiệp (TNDN) tạm tính quý như sau:

>>> Dịch vụ kế toán thuế

>>> Dịch vụ quyết toán thuế

1. Thuế TNDN tạm tính là gì?

Thuế thu nhập doanh nghiệp là khoản thuế thu trực tiếp hàng năm của doanh nghiệp và được tính dựa trên thu nhập tính thuế của doanh nghiệp. Như vậy có thể thấy thuế TNDN có thể phát sinh phải nộp hoặc không.

Thuế TNDN tạm nộp là khoản tiền thuế doanh nghiệp tạm đóng hàng Tháng, Quý dựa kết quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp nhưng trước khi nộp Quyết toán thuế.

2. Cách tính thuế TNDN tạm tính:

Công thức:

Thuế thu nhập doanh nghiệp phải nộp được xác định theo công thức sau:

Thuế TNDN phải nộp=(Thu nhập tính thuế – Phần trích lập quỹ KH&CN (nếu có))xThuế suất thuế TNDN

a. Phần trích lập quỹ KH & CN

Trích lập quỹ phát triển khoa học và công nghệ của doanh nghiệp được quy định tại Điều 10 Thông tư 78/2014/TT-BTC như sau:

  • Doanh nghiệp được thành lập, hoạt động theo quy định của pháp luật Việt Nam

    được trích tối đa 10% thu nhập tính thuế hàng năm

    trước khi tính thuế thu nhập doanh nghiệp để lập Quỹ phát triển khoa học và công nghệ của doanh nghiệp. Doanh nghiệp tự xác định mức trích lập Quỹ phát triển khoa học công nghệ theo quy định trước khi tính thuế thu nhập doanh nghiệp. Hàng năm nếu doanh nghiệp có trích lập quỹ phát triển khoa học công nghệ thì doanh nghiệp phải lập Báo cáo trích, sử dụng Quỹ phát triển khoa học công nghệ và kê khai mức trích lập, số tiền trích lập vào tờ khai quyết toán thuế thu nhập doanh nghiệp. Báo cáo việc sử dụng Quỹ phát triển khoa học công nghệ được nộp cùng tờ khai quyết toán thuế thu nhập doanh nghiệp.

  • Đối với doanh nghiệp do Nhà nước nắm giữ trên 50% vốn điều lệ ngoài việc thực hiện trích quỹ phát triển khoa học và công nghệ theo quy định của Điều này còn phải đảm bảo tỷ lệ trích quỹ tối thiểu quy định tại Luật Khoa học và Công nghệ.

Đây là loại quỹ tạo nguồn tài chính đầu tư cho hoạt động KH và CN của Doanh nghiệp thông qua hoạt động nghiên cứu, ứng dụng và phát triển, đổi mới công nghệ, sản phẩm, hợp lý hoá sản xuất nhằm nâng cao sức cạnh tranh của doanh nghiệp.

Ví dụ: Xây phòng thí nghiệm, mua bản quyền công nghệ, kiểu dáng công nghiệp, thông tin KH&CN.

b. Thuế suất thuế thu nhập doanh nghiệp

– Doanh nghiệp thông thường: 20%

– Quỹ tín dụng nhân dân, tổ chức tài chính vi mô: 17%

–  Doanh nghiệp hoạt động tìm kiếm, thăm dò, khai thác dầu khí và tài nguyên quý hiếm khác tại Việt Nam thuế suất thuế TNDN từ 32% đến 50%

c. Thu nhập tính thuế:

Thu nhập tính thuế=Thu nhập chịu thuế(Thu nhập được miễn thuế + Các khoản lỗ được kết chuyển theo quy định)

c.1 Thu nhập được miễn thuế:

Các khoản thu nhập được miễn thuế quy định cụ thể tại Điều 8 Thông tư 78/2014/TT-BTC. Một số thu nhập được miễn thuế có thể kể đến như:

  • Thu nhập từ trồng trọt, chăn nuôi, nuôi trồng thủy sản, sản xuất muối của hợp tác xã; Thu nhập của hợp tác xã hoạt động trong lĩnh vực nông nghiệp, lâm nghiệp, ngư nghiệp, diêm nghiệp thực hiện ở địa bàn có điều kiện kinh tế – xã hội khó khăn hoặc địa bàn có điều kiện kinh tế – xã hội đặc biệt khó khăn; Thu nhập của doanh nghiệp từ trồng trọt, chăn nuôi, nuôi trồng thủy sản ở địa bàn kinh tế – xã hội đặc biệt khó khăn; Thu nhập từ hoạt động đánh bắt hải sản.

  • Thu nhập từ việc thực hiện dịch vụ kỹ thuật trực tiếp phục vụ nông nghiệp gồm: thu nhập từ dịch vụ tưới, tiêu nước; cày, bừa đất; nạo vét kênh, mương nội đồng; dịch vụ phòng trừ sâu, bệnh cho cây trồng, vật nuôi; dịch vụ thu hoạch sản phẩm nông nghiệp.

  • Thu nhập từ hoạt động sản xuất, kinh doanh hàng hóa, dịch vụ của doanh nghiệp có số lao động là người khuyết tật, người sau cai nghiện ma túy, người nhiễm HIV bình quân trong năm chiếm từ 30% trở lên trong tổng số lao động bình quân trong năm của doanh nghiệp…

  • Thu nhập được chia từ hoạt động góp vốn, mua cổ phần, liên doanh, liên kết kinh tế với doanh nghiệp trong nước, sau khi bên nhận góp vốn, phát hành cổ phiếu, liên doanh, liên kết đã nộp thuế theo quy định của Luật thuế thu nhập doanh nghiệp, kể cả trường hợp bên nhận góp vốn, phát hành cổ phiếu, bên liên doanh, liên kết đang được hưởng ưu đãi thuế

  • Các khoản thu nhập khác theo quy định của pháp luật.

c.2. Các khoản lỗ được kết chuyển

  •        

    Chỉ được chuyển lỗ khi trong kỳ doanh nghiệp có kết quả kinh doanh là lãi.

  •        

    Số lỗ được chuyển phải toàn bộ và liên tục và không được lớn hơn số lãi.

  •        

    Thời gian chuyển lỗ liên tục không quá 5 năm

c.3. Thu nhập chịu thuế

Thu nhập chịu thuế=Doanh thuChi phí được trừ+Các khoản thu nhập khác

Doanh thu: Là toàn bộ tiền bán hàng hoá, tiền gia công, tiền cung cấp dịch vụ bao gồm cả khoản trợ giá, phụ thu, phụ trội mà doanh nghiệp được hưởng không phân biệt đã thu được tiền hay chưa thu được tiền.

  • Trường hợp doanh nghiệp nộp thuế giá trị gia tăng theo phương pháp khấu trừ là doanh thu chưa bao gồm thuế giá trị gia tăng.

  • Trường hợp doanh nghiệp nộp thuế giá trị gia tăng theo phương pháp trực tiếp là doanh thu bao gồm cả thuế giá trị gia tăng.

Chi phí được trừ: Thỏa mãn các điều kiện sau:

  • Thực tế phát sinh liên quan đến hoạt động sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp; khoản chi thực hiện nhiệm vụ quốc phòng, an ninh của doanh nghiệp theo quy định của pháp luật.

  • Có đủ hoá đơn, chứng từ theo quy định của pháp luật.

  • Có chứng từ thanh toán không dùng tiền mặt đối với hoá đơn mua hàng hoá, dịch vụ có giá trị từ hai mươi triệu đồng trở lên

Các khoản thu nhập khác:

  • Thu nhập khác là các khoản thu nhập không thuộc các ngành nghề, lĩnh vực kinh doanh ghi trong đăng ký kinh doanh của doanh nghiệp.

  • Thu nhập khác được lấy từ số phát sinh bên có TK 515 và TK 711.

Bài viết trên đây là các thông tin liên quan đến việc hướng dẫn cách kê khai thuế thu nhập doanh nghiệp tạm tính theo quý. Để biết thêm các thông tin chi tiết về vấn đề này, Quý bạn đọc có thể kết nối tổng đài 19006284 để được tư vấn chuyên sâu. Ngoài ra, Luật Phamlaw còn cung cấp nhiều dịch vụ liên quan đến thành lập, giải thể, tổ chức lại doanh nghiệp, ly hôn,…Để được hỗ trợ các dịch vụ có liên quan đến các thủ tục hành chính, Quý khách hàng kết nối số hotline 091 611 0508 hoặc 097 393 8866, Phamlaw luôn sẵn sàng hỗ trợ.

Hướng dẫn cách kê khai thuế thu nhập doanh nghiệp tạm tính theo quý – Luật Phamlaw

5.0