Giải đáp: Bị tiêu chảy nên ăn gì và kiêng gì để cơ thể phục hồi nhanh chóng?
Mục lục bài viết
Khi hệ tiêu hoá bị nhiễm khuẩn, chúng ta sẽ gặp những tình trạng như đau bụng, rối loạn tiêu hoá, thậm chí tiêu chảy. Tình trạng bị tiêu chảy không hiếm gặp, chúng sẽ xuất hiện trong vài ngày sau đó khỏi hẳn. Tuy nhiên, cũng có 1 số trường hợp khác thì tình trạng tiêu chảy lại kéo dài gây mệt mỏi và suy kiệt cơ thể. Lúc này cơ thể cần được cung cấp đủ chất dinh dưỡng để chống chọi lại bệnh tật, hãy để chúng tôi giải đáp các thắc mắc “bị tiêu chảy nên ăn gì và kiêng gì để phục hồi nhanh chóng?” nhé.
Nguyên nhân bị tiêu chảy và các cấp độ tiêu chảy khác nhau?
Một số nguyên nhân thường gây ra đau bụng tiêu chảy:
-
Tiêu chảy do ngộ độc vi khuẩn có trong thức ăn
Tiêu chảy do ngộ độc vi khuẩn trong thức ăn là nguyên nhân thường gặp nhất. Khi ăn phải thức ăn/ nước uống nhiễm khuẩn, các vi khuẩn này xâm nhập vào hệ tiêu hoá, gây ra tình trạng ngộ độc và bị tiêu chảy.
-
Tiêu chảy do khó tiêu, phản ứng lại với thức ăn
Một số loại thức ăn khó tiêu, dễ gây các phản ứng lại bên trong hệ tiêu hoá như: thức ăn dầu mỡ, giàu chất béo,…khi vào bên trong cơ thể sẽ gây tình trạng chướng bụng, đau bụng, nặng hơn sẽ gây tiêu chảy,… nhưng thường tự khỏi trong vài ngày.
-
Tiêu chảy do IBS (Hội chứng ruột kích thích)
Hội chứng ruột bị kích thích là bệnh lý khá phổ biến, người mắc bệnh lý này thường sẽ bị đầy hơi, dạ dày co thắt, đau bụng và tiêu chảy kéo dài trong vài ngày hoặc vài tuần.
-
Tiêu chảy do quá căng thẳng, stress
Có thể bạn chưa biết nhưng khi cơ thể căng thẳng quá độ sẽ làm ảnh hưởng đến các dây thần kinh, làm tăng hội chứng ruột kích thích và gây ra đau bụng tiêu chảy.
Dấu hiệu tiêu chảy điển hình qua từng cấp độ hầu hết đều là tình trạng đi tiêu phân lỏng, nước, có bọt, nhớt/ nhầy, thậm chí lẫn cả máu. Thường xuyên lặp lại khoảng từ 3-4 lần trong 1 ngày.
Tiêu chảy cũng có nhiều cấp độ và những dạng khác nhau gồm:
- Tiêu chảy cấp tính:
Thường gặp ở người trưởng thành và cả trẻ em, Tình trạng tiêu chảy sẽ nhanh chuyển nặng, số lần tiêu chảy tặng nhiều quà mỗi ngày và diễn biến nặng gây ảnh hưởng xấu hơn nếu không dược điều trị kịp thời. Tiêu chảy cấp thường do nhiễm khuẩn, ngộ độc thức ăn, và thường do virus Rota gây ra là chủ yếu.
- Tiêu chảy mạn tính:
Tình trạng tiêu chảy mạn tính thường kéo dài hơn, có thể kéo dài tận 2 đến 4 tuần gây suy kiệt cơ.
- Tiêu chảy thẩm thấu:
Khi cơ thể bị đầy bụng, ăn không tiêu, cơ thể không hấp thụ được Lactose gây tiêu chảy thẩm thấu. Ở tình trạng này, chỉ cần xác định đúng nguyên nhân và ngưng sử dụng những thực phẩm khó tiêu gây đầy bụng thì tình trạng tiêu chảy thẩm thấu sẽ giảm dần và khỏi hẳn.
- Tiêu chảy xuất tiết:
Khi cơ thể bị rối loạn chuyển tải các ion trong đường ruột/ các tế bào biểu mô đường ruột làm cho cơ thể tăng bài tiết hoặc giảm hấp thu, thậm chí cả 2.
Những lưu ý trong chế độ dinh dưỡng hằng ngày dành cho người bị tiêu chảy
Khi mắc bệnh tiêu chảy, cơ thể người bệnh suy kiệt sức lực, mất nước trầm trọng, chính vì vậy việc cung cấp nguồn năng lượng cho cơ thể nên được cân nhắc kỹ lưỡng để tránh tác dụng ngược – càng gây đau bụng và tiêu chảy nặng hơn.
Thông thường, việc đầu tiên cần làm là người bệnh nên uống thật nhiều nước để hạn chế tình trạng mất nước do đi tiểu quá nhiều. Bổ sung các chất điện giải để bù đắp lại phần hao hụt do đi tiêu, nôn mửa.
Chỉ nên ăn nhẹ và ăn sau khi nhận thấy tình trạng tiêu chảy và nôn ói (nếu có) đã thuyên giảm.
Các bữa ăn nên được chia nhỏ thành nhiều phần, không nên ăn quá nhiều cùng 1 lúc.
Người bệnh chỉ nên bắt đầu bữa ăn từ những thực phẩm dễ tiêu, mềm, loãng.
Khi tình trạng tiêu chảy được kiểm soát thì có thể tăng dần chế độ ăn và trở lại chế độ ăn như thường ngày khi đã khỏi tình trạng đau bụng tiêu chảy.
Người bị tiêu chảy nên ăn gì để giúp phục hồi nhanh chóng?
Hầu hết nguyên nhân gây tiêu chảy đều do chế độ ăn uống gây ảnh hưởng đến hệ tiêu hoá đường ruột, chính vì thế, để giảm nhanh và khắc phục tình trạng tiêu chảy thì phải có một chế độ ăn uống phù hợp. Cụ thể:
-
Bổ sung cho cơ thể đủ nước và các chất điện giải cho cơ thể: Khi bị tiêu chảy, cơ thể đi tiêu liên tục nên khiến cho cơ thể mất nước trầm trọng. Người bệnh nên uống đủ nước lọc, nước khoáng, nước ép hoa quả,…
-
Kiểm soát chế độ và hàm lượng thức ăn: Người bệnh nên chọn những thựuc phẩm chế biến nhỏ, mềm, loãng,… như cháo, súp, ngũ cốc, thịt bằm,…để hạn chế bắt buộc hệ tiêu hoá làm việc quá sức.
-
Hạn chế và tránh các thực phẩm dễ lên men, khó hấp thụ: Người bệnh nên tránh những thực phẩm như sữa, trứng,phô mai, mỡ, thịt mỡ,…
Những thực phẩm rất tốt cho người đang bị tiêu chảy:
- Nước dừa, nước điện giải Oresol
Nước dừa tươi và nước cung cấp điện giải Oresol giúp cung cấp cho cơ thể 1 lượng nước và chất điện giải cần thiết, hỗ trợ tốt cho người đang bị tiêu chảy.
- Cháo, súp, các món ăn làm từ gạo
Các món ăn được làm từ gạo, cơn trắng xay nhuyễn vừa giúp cung cấp chất dinh dưỡng cho cơ thể, và hỗ trợ quá trình tiêu hoá được dễ dàng hơn.
- Bánh mì
Cũng giống như gạo, cơm trắng thì bánh mì cũng giúp cung cấp lượng tinh bột cần thiết cho cơ thể, làm chậm quá trình tiêu hoá giúp hạn chế hoạt động của đường ruột, hỗ trợ làm giảm các triệu chứng đau bụng tiêu chảy.
- Canh hầm rau củ, canh hầm xương
Trong các loại rau củ và xương hầm có chứa rất nhiều dưỡng chất, nước hầm xương và rau củ dễ ăn và lại dễ hấp thụ, rất tốt cho việc cung cấp năng lượng cho người bị tiêu chảy.
- Khoai tây nghiền nhuyễn
Khoai tây là một loại củ chứa nhiều chất điện giải và có hàm lượng vitamin C dồi dào, giúp cung cấp năng lượng, tăng sức đề kháng và hệ miễn dịch cho người bệnh, có tác dụng kháng viêm, giảm đau bụng khi tiêu chảy.
- Sữa chua
Trong sữa chua có chứa nhiều lợi khuẩn rất tốt cho đường ruột, hỗ trợ hệ tiêu hoá. Tuy nhiên không nên lạm dụng sữa chua khi đang tiêu chảy, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ và dùng theo chỉ định phù hợp.
- Quả chuối
Chất điện giải và hàm lượng Kali có trong quả chuối rất cao, chuối lại mềm và dễ ăn, dễ tiêu hoá nên rất phù hợp sử dụng cho người đang bị tiêu chảy. Ngoài ra, có thể bổ sung thêm 1 số trái cây haowjc nước ép trái cây giàu vitamin và vi khoáng khác như: táo, ổi, lựu,…
Người bị tiêu chảy nên kiêng những thực phẩm nào?
Ngoài những loại nước uống và thực phẩm phù hợp cho người bị tiêu chảy thì cũng có 1 số loại rau củ, thức ăn mà người bị tiêu chảy nên hạn chế hoàn toàn:
-
Bắp cải, hành tây, súp lơ xanh: thường giàu chất xơ tuy nhiên khó tiêu, tạo cảm giác khó chịu và đầy bụng cho người đang bị tiêu chảy.
-
Thức ăn nhiều giàu mỡ/ chất béo: Những thực phẩm nhiều dầu mỡ, chất béo,… sẽ không tốt cho hệ tiêu hoá đường ruột đang rất nhạy cảm lúc này chúng có thể gây khó tiêu, chướng bụng, gây khó chịu cho người bị tiêu chảy.
-
Các loại nước uống có cồn, có ga: Nếu nước dừa và nước điện giải là thức uống được khuyến khích sử dụng thì các loại nước ngọt có gas, có cồn không hề phù hợp với những người đang bị đau bụng tiêu chảy.
-
Đồ ăn cay nóng: Các loại thực phẩm được chế biến cay nóng nên được hạn chế hoàn toàn vì chúng sẽ gây kích thích đường ruột của người bệnh.
-
Sữa: Trong sữa có chứa Lactose (đường) có thể gây khó tiêu và khó chịu cho đường ruột, thậm chí gây tiêu chảy nặng hơn.
-
Rau xanh và các thực phẩm giàu chất xơ: Thực phẩm giàu chất xơ rất tốt cho sức khoẻ, tuy nhiên đối với người đang bị tiêu chảy thì hệ tiêu hoá đang rất yếu và cần được phục hồi. Việc sử dụng nhiều thực phẩm giàu chất xơ sẽ làm cho hệ tiêu hoá chưa phục hồi phải hoạt động trở lại, quá sức và gây đau bụng tiêu chảy nặng hơn.
Câu hỏi liên quan có thể bạn quan tâm
“Vì sao ăn uống dễ bị đau bụng, thậm chí tiêu chảy?”
-
Nguyên nhân gây đau bụng tiêu chảy thường gặp nhất là do hệ tiêu hoá bị nhiễm khuẩn hoặc ngộ độc thức ăn. Tuy nhiên, đối với 1 số người thì dù rất cẩn thận và kỹ càng trong thực đơn ăn uống hằng ngày, thế nhưng lại rất dễ bị và thường xuyên bị đau bụng tiêu chảy. “Vì sao ăn uống dễ bị đau bụng, thậm chí tiêu chảy?” là câu hỏi rất nhiều người thắc mắc. Nguyên nhân chính là do đường ruột của bạn đang hoạt động quá kém, và hệ tiêu hóa đang dần suy yếu. Nếu bạn chỉ vô tình ăn một món ăn hay 1 loại nước uống mới lạ chưa từng thử và bị đau bụng thậm chí tiêu chảy, trong khi những người khác cũng ăn/ uống mà không bị thì đây chắc chắn là dấu hiệu hệ tiêu hoá bạn đang suy yếu hoặc đang bị
nhiễm trùng tiêu hoá
. Hãy quan tâm đến hệ tiêu hoá của bạn nếu gặp trường hợp như trên nhé!
“Làm sao để ngăn ngừa được tình trạng đau bụng tiêu chảy?”
-
Vì hiện nay, tình trạng đau bụng, bị tiêu chảy không hề hiếm gặp, vì vậy đây cũng là câu hỏi được rất rất nhiều người quan tâm.
Như mọi người đã biết, hầu hết các vấn đề liên quan đến hệ tiêu hoá, đường ruột đa phần đều do thực phẩm và quá trình ăn uống hằng ngày. Vậy nên, để hạn chế được các vấn đề đau bụng tiêu chảy thì vấn đề đầu tiên là bạn nên chọn lựa địa điểm mua thực phẩm sạch, hợp vệ sinh, những quán ăn uy tín chất lượng. Vệ sinh khu vực sinh hoạt, đặc biệt là bếp ăn, bàn ăn và dụng cụ nấu nướng, chén đũa sạch sẽ.
Hạn chế sử dụng những thức uống có cồn, thức ăn đóng hộp, các loại muối chua/ lên men,… gây suy giảm và ảnh hưởng đến hệ tiêu hoá, tạo điều kiện cho vi khuẩn xâm nhập gây tiêu chảy.
Bổ sung các enzyme, các vi sinh vật/ vi khuẩn có lợi cho hệ tiêu hoá (đặc biệt là trẻ em) để hỗ trợ đường ruột phát triển khoẻ mạnh, tăng kháng thể để hạn chế sự xâm nhập của các vi khuẩn, nấm gây hại,…
Gợi ý sản phẩm đạt chuẩn GMP về chăm sóc và hỗ trợ hệ tiêu hoá đường ruột khỏe mạnh:
-
Men tiêu hóa Menpeptine Enzyme
Men tiêu hóa Menpeptine Enzyme là dòng sản phẩm quen mặt với nhiều khách hàng trên thị trường hiện nay với công dụng hỗ trợ tốt cho hệ tiêu hoá. Cụ thể, Men tiêu hóa Menpeptine Enzyme bổ sung enzyme tiêu hoá, hạn chế và nhanh chóng cải thiện các triệu chứng đầy bụng, chướng bụng, khó tiêu,…
Việc bổ sung enzyme tiêu hoá là rất quan trọng vì:
– Enzyme giúp tiêu hóa Protein trong cơ thể.
– Enzyme giúp tiêu hoá glucid – chất bột đường.
– Enzyme giúp chuyển hoá mỡ.
Bên cạnh đó, Men tiêu hóa Menpeptine Enzyme còn hỗ trợ hệ tiêu hoá khoẻ mạnh, kích thích giúp ngon miệng và hỗ trợ điều trị cho người mắc vị hư nhược, tiêu hoá kém.
>>> Bổ sung Enzyme tiêu hóa ngay để hỗ trợ hệ tiêu hoá đường ruột bằng Men tiêu hóa Menpeptine Enzyme
-
Menpeptine gói
Menpeptine gói phù hợp sử dụng cho cả người trưởng thành và trẻ em. Menpeptine gói hỗ trợ tốt cho sự phát triển của hệ tiêu hoá, đặc biệt là hệ tiêu hoá của trẻ, giúp kích thích trẻ ăn ngon miệng hơn, tăng cường hấp thu chất dinh dưỡng.
Hạn chế các triệu chứng khó tiêu, chướng bụng,…nhờ hỗ trợ tiêu hoá thức ăn nhanh chóng.
Chậm tăng cân/chậm phát triển do các vấn đề về hệ tiêu hoá như kém hấp thụ dưỡng chất, tiêu chảy đi phân ngoài, hay nôn trớ,…
>>> Giúp hệ tiêu hoá khoẻ mạnh nhờ Menpeptine gói
-
Menpeptine Gold
Men tiêu hóa Menpeptine Gold được chứng nhận là sản phẩm hỗ trợ sức khỏe đường ruột được tin dùng, đạt chuẩn GMP do Bộ y tế cấp phép.
Menpeptine Gold có công dụng hỗ trợ tăng cường hệ tiêu hóa khỏe mạnh cho người sử dụng, bổ sung các enzyme và đánh bay các triệu chứng đầy bụng, khó tiêu,…
Phù hợp cho những người có hệ tiêu hoá kém, thường hay bị đau bụng, đầy hơi, tiêu chảy cho vi khuẩn xâm nhập.
>>> Hỗ trợ hệ tiêu hoá kém trở nên khỏe mạnh nhờ: Menpeptine Gold
Tham khảo thêm thông tin:
Men tiêu hoá có tác dụng gì: https://medipharusa.com/men-tieu-hoa-co-tac-dung-gi.html
Cảm ơn các bạn đã xem hết bài viết này và hy vọng thông tin trên hữu ích với bạn. Nếu có bất cứ thắc mắc nào xin hãy liên hệ với chúng tôi qua:
SĐT: 0903893866
Gmail: [email protected]
Web: https://medipharusa.com/
Fanpage: https://www.facebook.com/MDPPharmaceuticalCompany