Đơn vị đo độ dài là gì? Danh sách các đơn vị và cách quy đổi chính xác
Nội dung chính[Ẩn]
Để giúp Quý bạn hiểu rõ đơn vị đo độ dài là gì cũng như cách thức quy đổi chính xác, Vinacontrol CE xin cung cấp các thông tin liên quan dưới đây và hy vọng Quý bạn có được các kiến thức cần thiết hữu ích từ đó áp dụng hiệu quả vào cuộc sống thường nhật.
1. Đơn vị đo độ dài là gì?
Nội Dung Chính
1.1 Khái niệm
- Đơn vị: là đại lượng dùng để đo, tính toán trong nhiều lĩnh vực: toán, vật lí, hóa và các lĩnh vực khác trong đời sống;
- Độ dài: là khoảng cách giữa hai điểm, tính từ điểm này sang điểm khác.
Từ đây ta rút ra khái niệm “Đơn vị đo độ dài là đại lượng dùng để đo khoảng cách giữa hai điểm, thông qua đó so sánh độ lớn giữa các độ dài khác nhau”. Một đơn vị đo chiều dài là một đơn vị chuẩn (thường không đổi theo thời gian) để làm mốc so sánh về độ lớn cho mọi chiều dài khác.
Đơn vị đo chiều dài là một đơn vị chuẩn để làm mốc so sánh độ lớn cho mọi chiều dài khác
1.2 Có bao nhiêu đơn vị đo độ dài?
Trong cuộc sống tùy từng trường hợp mà có rất nhiều thứ chúng ta cần đong đếm, đo lường để biết chính xác độ dài của chúng. Tuy nhiên với mỗi vật cần đo khác nhau thì đều cần có những đại lượng đo lường phù hợp.Thông thường trong đo độ dài ta hay sử dụng các đơn vị quen thuộc như km, m, cm,…Cụ thể có thể xác định đơn vị đo độ dài thành 3 loại: Đơn vị đo độ dài lớn hơn mét; mét và đơn vị đo độ dài nhỏ hơn mét.
- Các đơn vị lớn hơn mét là: Ki-lô-mét (Viết tắt km); Héc-tô-mét (hm) và Đề-ca-mét (dam).
- Các đơn vị nhỏ hơn mét là: Đề-xi-mét (Viết tắt dm); là xen-ti-mét (cm) và Mi-li-mét (mm).
Trong hệ đo lường quốc tế có các đơn vị bao gồm:
- Xênnamét
- Yôtamét
- Zêtamét
- Examet
- Pêtamét
- Têra Mét
- Gigamet
- Mêga Mét
- Kilômét
- Héctômét
- Đề Ca Mét
- Mét
- Đêximét
- Xăngtimét
- Milimet
- Micromet
- Nanomet
- Picômét
- Femtômét
- Atômét
- Zéptômét
- Yóctômét
Trong thiên văn học có các đơn vị bao gồm:
- Đơn vị thiên văn (AU) (~149 gigamet)
- Năm ánh sáng (~9,46 pêtamét)
- Phút ánh sáng (~18 gigamet)
- Giây ánh sáng (~300 mêga mét)
- Parsec (pc) (~30,8 pêtamét)
- Kiloparsec (kpc)
- Megaparsec (Mpc)
- Gigaparsec (Gpc)
- Teraparsec (Tpc)
Trong vật lý còn có thêm:
- Độ dài Planck
- Bán kính Bohr
- Fermi (fm) (= 1 femtômét)
- Angstrom (Å) (= 100 picômét)
- Micron (= 1 micrômét)
Trong hệ đo lường cổ của Việt Nam có các đơn vị bao gồm:
- Dặm
- Mẫu
- Lý
- Sải
- Thước (1 mét)
- Tấc (1/10 thước)
- Phân (1/10 tấc)
- Li (1/10 phân)
- Trong hàng hải
- Hải lý (1852 mét)
- Trong hệ đo lường Anh Mỹ
- Inch (1inch ≈ 2.54 xăngtimét)
- Foot hay ft (1 ft ≈ 0.3048 mét)
- Yard hay yd(1yd ≈ 0,9144 mét)
- Mile/Dặm Anh (1609 mét)
Một số đơn vị đo chiều dài cần biết để thực hiện đo lường một cách hợp lý, chính xác và khoa học
✍ Xem thêm: Kiểm định/Hiệu chuẩn thiết bị đo lường tại Việt Nam
2. Bảng đơn vị đo độ dài là gì?
Bảng đơn vị đo độ dài là phần kiến thức nền cần ghi nhớ để có thể áp dụng cho hoạt động đo độ dài hay đổi đơn vị độ dài nhanh nhất. Gồm những đơn vị đo độ dài cơ bản, phổ thông hiện nay được thể hiện dưới bảng sau:
Đơn vị lớn hơn mét
Mét
Đơn vị nhỏ hơn mét
Ki-lô-mét (km)
Héc-tô-mét (hm)
Đề-ca-mét (dam)
Mét (m)
Đề-xi-mét (dm)
xen-ti-mét (cm)
Mi-li-mét (mm)
1 km = 10 hm
1km = 1000 m
1 hm = 10 dam
1 hm = 100 m
1 dam = 10m
1 m = 10 dm 1m = 100 cm 1 m = 1000 mm
1 dm = 10 cm
1 dm = 100 mm
1 cm = 10 mm
1
3. Cách quy đổi đơn vị đo độ dài chuẩn nhất
Để có thể thực hiện đổi đơn vị đo độ dài thì ta cần phải hiểu rõ được bản chất của phép đổi đó là gì. Khi đã nắm được bản chất thì chỉ cần dịch chuyển dấu phẩy sang trái hoặc sang phải mỗi đơn vị đo liền sau nó là một chữ số hoặc thêm một chữ số 0 (nếu thiếu) ứng với mỗi đơn vị đo.
Cụ thể như sau:
Khi đổi đơn vị đo độ dài từ đơn vị lớn hơn sang đơn vị bé hơn liền kề thì ta nhân số đó với 10
- Ví dụ: 1 km = 10 hm = 100 dam.
Khi đổi đơn vị đo độ dài từ đơn vị nhỏ hơn sang đơn vị lớn hơn liền kề thì ta chia số đó cho 10
- Ví dụ: 20 cm = 2 dm.
Tóm lại, mỗi đơn vị đo độ dài liền kề nhau thì sẽ gấp hoặc kém nhau 10 lần.
- Ví dụ 1: Khi đổi từ 1 km sang m, ta thấy phải nhân số đó với 3 lần số 10 ( 10 x 10 x 10 = 1000 ). Vậy ta suy ra 1 km = 1 x 1000 = 1000 m.
- Ví dụ 2: Khi đổi từ 200 cm sang m, ta thấy phải chia 200 với 2 lần số 10 ( 10 x 10 = 100 ). Vậy ta suy ra kết quả là 200 cm = 200 : 100 = 2 m.
Minh họa cách thức quy đổi đơn vị đo độ dài chính xác nhất trên thực tế
Trên đây là các nội dung liên quan đến đơn vị đo độ dài giúp Quý bạn đọc có thể nhận biết cũng như quy đổi đơn vị đo chính xác nhất. Mọi yêu cầu về dịch vụ của Vinacontrol CE, Quý khách hàng vui lòng liên hệ chúng tôi qua hotline miễn cước 1800.6083; Email: [email protected]; để được hỗ trợ trực tiếp.