Doanh nghiệp thương mại là gì? Các loại chi phí trong doanh nghiệp
Doanh nghiệp thương mại là một đơn vị kinh doanh được thành lập với mục đích thực hiện các hoạt động kinh doanh thương mại, tổ chức mua bán hàng hóa nhằm mang lại lợi nhuận cho doanh nghiệp. Hoạt động thương mại chủ yếu phân thành 3 loại: mua bán hàng hóa, dịch vụ thương mại và xúc tiến thương mại.
Đây là một loại hình doanh nghiệp được quy định chặt chẽ bởi pháp luật và có những yêu cầu hết sức chặt chẽ về loại hàng hóa và hình thức hoạt động. Doanh nghiệp thương mại có thể thực hiện các hoạt động kinh doanh một các độc lập với các thủ tục đơn giản, nhanh chóng.
A. Công ty thương mại là gì?
Công ty thương mại hay còn được gọi là công ty mua bán hoặc doanh nghiệp thương mại. Công ty thương mại chuyên hoạt động kinh doanh, buôn bán các sản phẩm của doanh nghiệp đến tay khách hàng, người tiêu dùng.
1.1 Đặc điểm của doanh nghiệp thương mại
Doanh nghiệp thương mại có các đặc điểm nhận diện sau:
-
Nhiệm vụ của doanh nghiệp thương mại là thực hiện đưa hàng hóa, sản phẩm sản xuất đến khách hàng, đến tay người sử dụng.
-
Các sản phẩm của doanh nghiệp thương mại là những hàng hóa, sản phẩm từ những doanh nghiệp sản xuất, doanh nghiệp dịch vụ
-
Mục tiêu và hoạt động chính của doanh nghiệp thương mại đền hướng tới khách hàng để mang đến những sản phẩm đáp ứng đúng nhu cầu khách hàng.
Với những đặc điểm trên đã tạo nên những nét đặc thù riêng biệt của doanh nghiệp thương mại. Nhưng để mang đến những sản phẩm thỏa mãn được nhu cầu của người sử dụng đòi hỏi doanh nghiệp thương mại và doanh nghiệp sản xuất hoặc doanh nghiệp dịch vụ phải có sự liên kết rất chắc chẽ cùng hợp tác tạo ra những giá trị tốt nhất cho xã hội và ngày một phát triển vững mạnh.
1.2 Các loại hình doanh nghiệp thương mại ở việt nam
Có 5 loại hình doanh nghiệp thương mại phổ biến tại Việt Nam cụ thể như sau:
a) Doanh nghiệp thương mại kinh doanh chuyên môn hóa
Đây là loại hình doanh nghiệp chuyên kinh doanh tập trung vào một hoặc một nhóm hàng hoá có cùng công dụng, trạng thái hoặc tính chất nhất định, cụ thể.
>> Ưu điểm:
-
Thâm nhập sâu thị trường, tiếp cận và nắm bắt các thông tin người mua, người bán, giá cả thị trường, tình hình hàng hóa, dịch vụ chính xác giúp tăng khả năng cạnh tranh cao.
-
Với lợi thế về chuyên môn hóa, đặc biệt là cơ sở vật chất giúp tạo ra lợi thế cạnh tranh cao so với đối thủ
-
Đội ngũ nhân viên có chuyên môn sâu.
>> Nhược điểm:
-
Chuyển hướng kinh doanh chậm nếu thị trường thay đổi xu thế kinh doanh.
b) Doanh nghiệp thương mại kinh doanh tổng hợp
Doanh nghiệp thương mại kinh doanh tổng hợp là loại hình kinh doanh nhiều loại hàng hoá có công dụng, trạng thái, tính chất khác nhau. Hoạt động kinh doanh tổng hợp không lệ thuộc vào loại hàng hoá hay thị trường truyền thống, bất cứ hàng hoá nào có lợi thế là kinh doanh.
>> Ưu điểm:
-
Hạn chế được một số rủi ro trong kinh doanh do dễ chuyển hướng kinh doanh.
-
Có khả năng quay vòng nhanh, bảo đảm cung ứng đồng bộ hàng hoá cho các nhu cầu.
-
Có thị trường rộng, luôn có thị trường mới, có điều kiện để phát triển các dịch vụ bán hàng.
>> Nhược điểm:
-
Khó trở thành thương hiệu độc quyền trên thị trường.
-
Khó đào tạo được đội ngũ chuyên gia ngành hàng.
c) Doanh nghiệp thương mại kinh doanh đa dạng hóa
Là loại hình doanh nghiệp kinh doanh nhiều mặt hàng khác nhau như cả sản xuất, cả kinh doanh hàng hóa và thực hiện các hoạt động thương mại, nhưng bao giờ cũng có nhóm mặt hàng kinh doanh chủ đạo có cùng công dụng, trạng thái hoặc tính chất.
Loại hình kinh doanh đa dạng hóa giúp phát huy được tối đa ưu điểm và hạn chế nhược điểm của cả 2 mô hình kinh doanh chuyên môn hóa và kinh doanh tổng hợp của doanh nghiệp thương mại. Vì thế doanh nghiệp thương mại kinh doanh đa dạng hóa được nhiều người lựa chọn ứng dụng hiện nay.
d) Doanh nghiệp thương mại được thành lập và quản lý bởi các cơ quan nhà nước
Đây là loại hình doanh nghiệp do các cơ quan nhà nước thành lập và nắm giữ 100% vốn điều lệ. Hiện nay doanh nghiệp nhà nước có tư cách pháp nhân do nhà nước giao cho vốn kinh doanh và tự chịu trách nhiệm về quản lý sản xuất chịu trách nhiệm về kinh tế và chịu bù đắp hay hưởng lợi nhuận với mức vốn được cấp đó.
e) Doanh nghiệp thương mại được thành lập bởi các cá nhân, tổ chức thông thường
Đây là loại hình doanh nghiệp thương mại được thành lập bởi các cá nhân, tổ chức tự xây dựng và chịu trách nhiệm với pháp luật về toàn bộ các hoạt động kinh doanh thương mại cũng như tài sản của doanh nghiệp. Doanh nghiệp thương mại tư nhân không có tư cách pháp nhân.