Điều kiện và thủ tục thành lập doanh nghiệp chế xuất tại Việt Nam

Để thành lập doanh nghiệp chế xuất tại Việt Nam sẽ cần thỏa nhiều điều kiện về hồ sơ và thủ tục khác nhau. Vì vậy trước khi quyết định thành lập doanh nghiệp chế xuất, khách hàng cần nắm được các thông tin Doanh nghiệp chế xuất là gì? Để hỗ trợ khách hàng, Luật A+ sẽ cung cấp thông tin về điều kiện và thủ tục thành lập doanh nghiệp chế xuất tại Việt Nam đầy đủ và chính xác nhất.

Doanh nghiệp chế xuất là gì?

Căn cứ khoản 10 điều 2 Nghị định Số: 82/2018/NĐ-CP

10. Doanh nghiệp chế xuất là doanh nghiệp được thành lập và hoạt động trong khu chế xuất hoặc doanh nghiệp chuyên sản xuất sản phẩm để xuất khẩu hoạt động trong khu công nghiệp, khu kinh tế.

Doanh nghiệp chế xuất không nằm trong khu chế xuất được ngăn cách với khu vực bên ngoài theo các quy định áp dụng đối với khu phi thuế quan tại pháp luật về thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu.

Như vậy, doanh nghiệp chế xuất hiểu không phải là có ngành nghề chế xuất mà đơn giản doanh nghiệp chế xuất là những doanh nghiệp được thành lập và hoạt động trong khu chế xuất hoặc doanh nghiệp chuyên sản xuất sản phẩm để xuất khẩu hoạt động trong khu công nghiệp, khu kinh tế.

Doanh nghiệp chế xuất được hưởng ưu đãi gì?

Được ưu đãi thuế suất:

Căn cứ điều 15 Nghị định Số: 218/2013/NĐ-CP hướng dẫn Luật thuế Thu nhập doanh nghiệp:

Áp dụng thuế suất ưu đãi 10% trong thời hạn 15 năm đối với:

  1. Thu nhập của doanh nghiệp từ thực hiện dự án đầu tư mới tại địa bàn có điều kiện kinh tế – xã hội đặc biệt khó khăn quy định tại Phụ lục ban hành kèm theo
  2. Thu nhập của doanh nghiệp từ thực hiện dự án đầu tư mới thuộc các lĩnh vực được quy định
  3. Thu nhập của doanh nghiệp từ thực hiện dự án đầu tư mới thuộc lĩnh vực bảo vệ môi trường
  4. Doanh nghiệp công nghệ cao, doanh nghiệp nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao
  5. Thu nhập của doanh nghiệp từ dự án đầu tư mới trong lĩnh vực sản xuất (trừ dự án sản xuất mặt hàng chịu thuế tiêu thụ đặc biệt, dự án khai thác khoáng sản)

Áp dụng thuế suất 10% đối với các khoản thu nhập sau:

  1. Thu nhập của doanh nghiệp từ thực hiện hoạt động xã hội hóa trong lĩnh vực giáo dục – đào tạo, dạy nghề, y tế, văn hóa, thể thao và môi trường do Thủ tướng Chính phủ quy định;
  2. Thu nhập từ hoạt động xuất bản của Nhà xuất bản theo quy định của Luật xuất bản;
  3. Thu nhập từ hoạt động báo in (kể cả quảng cáo trên báo in) của cơ quan báo chí theo quy định của Luật báo chí;
  4. Thu nhập của doanh nghiệp từ thực hiện dự án đầu tư – kinh doanh nhà ở xã hội để bán, cho thuê, cho thuê mua đối với các đối tượng quy định tại Điều 53 Luật nhà ở.
  5. Thu nhập của doanh nghiệp từ được quy định tại Khoản 1 Điều 4 Nghị định này; đầu tư bảo quản nông sản sau thu hoạch, bảo quản nông, thủy sản và thực phẩm;
  6. Thu nhập của hợp tác xã hoạt động trong lĩnh vực nông nghiệp, lâm nghiệp, ngư nghiệp, diêm nghiệp không thuộc địa bàn kinh tế – xã hội khó khăn và địa bàn kinh tế – xã hội đặc biệt khó khăn, trừ thu nhập của hợp tác xã quy định tại Khoản 1 Điều 4 Nghị định này.

Thuế suất 20% trong thời gian mười năm áp dụng đối với:

  1. Thu nhập của doanh nghiệp từ thực hiện dự án đầu tư mới tại địa bàn có điều kiện kinh tế – xã hội khó khăn quy định tại Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định này;
  2. Thu nhập của doanh nghiệp từ thực hiện dự án đầu tư mới theo quy định;
  3. Doanh nghiệp thực hiện dự án đầu tư mới vào các lĩnh vực, địa bàn ưu đãi thuế quy định tại các Điểm a, b Khoản này (kể từ ngày 01 tháng 01 năm 2016 áp dụng thuế suất 17%)
  4. Quỹ tín dụng nhân dân, tổ chức tài chính vi mô sau khi hết thời hạn áp dụng mức thuế suất 10% quy định tại Khoản thì chuyển sang áp dụng mức thuế suất 20% (kể từ ngày 01 tháng 01 năm 2016 là 17%).
  5. Đối với dự án thuộc đối tượng ưu đãi thuế quy định tại các Điểm b, c Khoản 1 có quy mô lớn và công nghệ cao hoặc mới cần đặc biệt thu hút đầu tư thì thời gian áp dụng thuế suất ưu đãi có thể kéo dài thêm nhưng tổng thời gian áp dụng thuế suất 10% không quá 30 năm. Thủ tướng Chính phủ quyết định việc kéo dài thêm thời gian áp dụng thuế suất ưu đãi 10% quy định tại Khoản này theo đề nghị của Bộ trưởng Bộ Tài chính.

Giảm thuế Thu nhập doanh nghiệp

Căn cứ cụ thể mức miễn và đối tượng được áp dụng quy định tại điều 16 Nghị định Số: 218/2013/NĐ-CP

Miễn thuế 4 năm, giảm 50% số thuế phải nộp trong 9 năm tiếp theo đối với: Thu nhập của doanh nghiệp từ thực hiện dự án đầu tư mới trong lĩnh vực xã hội hóa thực hiện tại địa bàn có điều kiện kinh tế – xã hội khó khăn hoặc đặc biệt khó khăn quy định tại Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định này.

Miễn thuế 4 năm, giảm 50% số thuế phải nộp trong 5 năm tiếp theo đối với: thu nhập của doanh nghiệp từ thực hiện dự án đầu tư mới trong lĩnh vực xã hội hóa tại địa bàn không thuộc danh mục địa bàn có điều kiện kinh tế – xã hội khó khăn hoặc đặc biệt khó khăn quy định tại Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định này.

Miễn thuế 2 năm và giảm 50% số thuế phải nộp trong 4 năm tiếp theo đối với: thu nhập từ thực hiện dự án đầu tư mới quy định tại Khoản 3 Điều 15 Nghị định này và thu nhập của doanh nghiệp từ thực hiện dự án đầu tư mới tại khu công nghiệp (trừ khu công nghiệp nằm trên địa bàn có điều kiện – kinh tế xã hội thuận lợi).

Doanh nghiệp có dự án đầu tư phát triển dự án đầu tư đang hoạt động thuộc lĩnh vực, địa bàn ưu đãi thuế thu nhập doanh nghiệp theo quy định của Nghị định này mở rộng quy mô sản xuất, nâng cao công suất, đổi mới công nghệ sản xuất nếu đáp ứng một trong ba tiêu chí quy định tại Khoản này thì được lựa chọn hưởng ưu đãi thuế theo dự án đang hoạt động cho thời gian còn lại (nếu có) hoặc được miễn thuế, giảm thuế đối với phần thu nhập tăng thêm do đầu tư mở rộng mang lại.

Được miễn thuế xuất nhập khẩu

Căn cứ Khoản 6 điều 16 Luật Thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu 2016 thì miễn thuế như sau:

6. Nguyên liệu, vật tư, linh kiện nhập khẩu để gia công sản phẩm xuất khẩu; sản phẩm hoàn chỉnh nhập khẩu để gắn vào sản phẩm gia công; sản phẩm gia công xuất khẩu.

Sản phẩm gia công xuất khẩu được sản xuất từ nguyên liệu, vật tư trong nước có thuế xuất khẩu thì không được miễn thuế đối với phần trị giá nguyên liệu, vật tư trong nước tương ứng cấu thành trong sản phẩm xuất khẩu.

Hàng hóa xuất khẩu để gia công sau đó nhập khẩu được miễn thuế xuất khẩu và thuế nhập khẩu tính trên phần trị giá của nguyên vật liệu xuất khẩu cấu thành sản phẩm gia công. Đối với hàng hóa xuất khẩu để gia công sau đó nhập khẩu là tài nguyên, khoáng sản, sản phẩm có tổng trị giá tài nguyên, khoáng sản cộng với chi phí năng lượng chiếm từ 51% giá thành sản phẩm trở lên thì không được miễn thuế.

Miễn giảm thuế giá trị gia tăng

Căn cứ vào khoản 20 điều 5 Luật Thuế Giá trị gia tăng 2008:

20. Hàng hóa chuyển khẩu, quá cảnh qua lãnh thổ Việt Nam; hàng tạm nhập khẩu, tái xuất khẩu; hàng tạm xuất khẩu, tái nhập khẩu; nguyên liệu nhập khẩu để sản xuất, gia công hàng hóa xuất khẩu theo hợp đồng sản xuất; gia công xuất khẩu ký kết với bên nước ngoài; hàng hóa, dịch vụ được mua bán giữa nước ngoài với các khu phi thuế quan và giữa các khu phi thuế quan với nhau.

Điều kiện thành lập doanh nghiệp chế xuất

Căn cứ vào định nghĩa doanh nghiệp chế xuất tại khoản 10 Điều 2 Nghị định 82/2018 thì Doanh nghiệp sản xuất muốn thành lập trong khu chế xuất thì ngoài các điều kiện như một doanh nghiệp thông thường thì còn đảm bảo loại hình hoạt động là sản xuất. Chỉ công ty sản xuất mới được thành lập ở khu chế xuất.

  • Doanh nghiệp chế xuất phải được ngăn cách với các doanh nghiệp thường bằng hệ thống hàng rào, lối đi riêng.
  • Toàn bộ hàng hóa sản xuất phải được xuất khẩu 100% ra nước ngoài
  • Đảm bảo điều kiện kiểm tra giám sát của Hải Quan và các cơ quan chức năng.
  • Phải có văn bản đồng ý của Hải Quan về việc chấp thuận thành lập doanh nghiệp chế xuất.

Thủ tục thành lập doanh nghiệp chế xuất

Trường hợp có vốn đầu tư nước ngoài, quý khách thực hiện thủ tục xin cấp giấy chứng nhận đầu tư. Sau đó tiến hành xin giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp.

Trường hợp doanh nghiệp 100% vốn Việt Nam thì quý khách chỉ cần làm thủ tục xin cấp giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp.

  • Nếu loại hình doanh nghiệp là công ty TNHH 2 thành viên
  • Loại hình công ty TNHH 1 thành viên
  • Loại hình công ty cổ phần.

Thẩm quyền cấp Giấy chứng nhận đầu tư của doanh nghiệp chế xuất

Căn cứ vào khoản 1 Điều 39 Luật đầu tư quy định thẩm quyền cấp Giấy chứng nhận đầu tư của doanh nghiệp chế xuất như sau:

Điều 39. Thẩm quyền cấp, điều chỉnh và thu hồi Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư

  1. Ban Quản lý khu công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao, khu kinh tế cấp, điều chỉnh, thu hồi Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư đối với dự án đầu tư trong khu công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao, khu kinh tế, trừ trường hợp quy định tại khoản 3 Điều này”

Như vậy Ban quản lý khu chế xuất có thẩm quyền cấp Giấy chứng nhận đầu tư cho doanh nghiệp chế xuất.

Dịch vụ thành lập doanh nghiệp chế xuất của Luật A

Trong hơn 10 năm hành nghề, các Luật sư A+ luôn tâm niệm nghề nghiệp của mình sinh ra để cống hiến cho khách hàng và cho xã hội. Với từng vụ việc cụ thể, chúng tôi đều hướng đến việc đem lại kết quả bền vững cho khách hàng, giúp môi trường pháp luật ngày càng công chính hơn. Bằng việc nắm chắc cơ sở pháp ý của vụ việc, hiểu rõ cơ chế phối hợp làm việc, cơ chế giám sát của Đảng Cộng Sản Việt Nam và Nhà nước, Luật sư A+ nắm rõ con đường để đạt được mục tiêu cho vụ việc pháp lý mình đảm nhận. Các Luật sư của chúng tôi đã thực hiện hơn 4.500+ vụ, và hơn 1.500+ khách hàng với những kết quả đáng tự hào. Luật A+ cung cấp các dịch vụ tư vấn như:

  • Mã số thuế.
  • Tư vấn pháp lý.
  • Soạn thảo, trực tiếp thực hiện các thủ tục cấp giấy phép, giấy chứng nhận, giấy đăng kiểm, giấy đăng ký lưu hành thuốc và các giấy tờ, thủ tục hành chính khác.
  • Đại diện ủy quyền doanh nghiệp thực hiện thủ tục.
  • Hỗ trợ tư vấn các quy định khác trong quá trình kinh doanh.
  • Hoạt động trợ giúp pháp lý cho người nghèo, người già, trẻ vị thành niên, các đối tượng có hoàn cảnh khó khăn.

Luật A+ hoạt động với 4 tiêu chí:

Kết quả bền vững: Để được nhận kết quả tốt, theo đúng quy định pháp luật, nhận giá trị lâu dài mà không phải làm điều sai trái, không hối lộ, không e ngại sợ hãi cơ quan công quyền.

Sự tử tế: Được chăm sóc như người thân, ân cần, chân thành, giải thích cặn kẽ, liên tục, luôn bên cạnh trong suốt quá trình thực hiện công việc. Chúng tôi luôn bên bạn lúc thăng hay trầm.

Chuyên môn vững: Luật sư nhiều kinh nghiệm, hiểu rõ cách vận hành pháp luật của cơ quan nhà nước, hiểu rõ quy luật vận hành của các mối quan hệ trong xã hội để giải quyết vụ việc trọn vẹn.

Khách hàng 0 Đồng: Luật A+ sẵn sàng phục vụ khách hàng khó khăn về tài chính với chất lượng tốt nhất, giá không liên quan đến chất lượng, không phải mua sự tử tế, sự đúng đắn bằng tiền.

Trên đây là toàn bộ câu trả lời của chúng tôi về vấn đề: Doanh nghiệp chế xuất là gì? Điều kiện thành lập doanh nghiệp chế xuất. Nếu còn bất kỳ vấn đề nào thắc mắc hoặc chưa rõ, bạn có thể liên hệ trực tiếp với chúng tôi qua website hoặc liên hệ trực tiếp qua hotline để được tư vấn trực tiếp.