Đi ngoài bị nóng rát hậu môn: 8 nguyên nhân gây nên

Đi ngoài bị nóng rát hậu môn là triệu chứng thường gặp ở cả trẻ em và người lớn. Tuy nhiên, nếu tình trạng này xảy ra kéo dài và liên tục thì đây có thể là dấu hiệu của một loại bệnh lý về tiêu hóa. Hãy cùng bệnh viện Hồng Ngọc tìm hiểu nguyên nhân và cách xử trí tình trạng này tốt hơn.

Nguyên nhân đi ngoài bị nóng rát hậu môn? 

Đi ngoài bị nóng rát hậu môn nguyên nhân một phần do chế độ ăn uống và sinh hoạt không khoa học nhưng nó có thể là biểu hiện của các bệnh lý sau:

Hội chứng ruột kích thích

Hội chứng ruột kích thích là bệnh lý về đường tiêu hóa phổ biến ở Việt Nam. Bệnh này xảy ra khi các chức năng của ruột bị rối loạn. Nguyên nhân dẫn đến tình trạng này có thể do người bệnh bị căng thẳng, stress kéo dài. Hoặc do ăn uống thiếu khoa học và thay đổi nội tiết tố trong cơ thể. 

Hội chứng ruột kích thích có các biểu hiện như: đau bụng, táo bón, đi ngoài, tiêu chảy,… Do vậy, nếu bị đi ngoài nhiều do hội chứng ruột kích thích, người bệnh có thể bị nóng rát hậu môn.

đi ngoài bị nóng rát hậu môn

Ăn thức ăn cay 

Trong thức ăn cay như ớt, tiêu, gừng,…có chứa capsaicin gây viêm loét dạ dày, cản trở hoạt động của hệ tiêu hóa, khiến quá trình đi đại tiện gặp khó khăn. Vì vậy, khi ăn nhiều thức ăn cay nóng, người bệnh sẽ cảm thấy bụng cồn cào và đi ngoài hậu môn bị nóng rát. Thức ăn cay không tốt cho hệ tiêu hóa, do đó bạn cần hạn chế ăn những loại thức ăn này.

Polyp hậu môn trực tràng 

Polyp hậu môn trực tràng xảy ra khi các tế bào niêm mạc trực tràng phát triển quá mức. Tạo ra các khối u lồi hình thành và phát triển trong lòng hậu môn trực tràng. Đây là bệnh lý lành tính nhưng nếu không được chữa trị kịp thời, các khối u này sẽ phát triển về số lượng và cả kích thước. Đặc biệt, các khối u có thể dẫn đến các biến chứng gây ung thư và đe dọa tính mạng của người bệnh. Các biểu hiện của bệnh như đau bụng, đi ngoài, nóng rát hậu môn, đi ngoài ra máu,…

Bệnh trĩ 

Bệnh trĩ là căn bệnh phổ biến và có tỷ lệ người mắc cao. Bệnh xảy ra khi các tĩnh mạch vùng hậu môn bị căng phồng và giãn quá mức, tạo thành các búi trĩ. Bệnh trĩ gồm 3 dạng: trĩ nội, trĩ ngoại và trĩ hỗn hợp. Triệu chứng phổ biến của bệnh trĩ là đi ngoài bị nóng rát hậu môn, chảy máu, đi ngoài chảy dịch nhầy,….

đi ngoài bị nóng rát hậu môn

Áp xe hậu môn 

Hậu môn bị viêm nhiễm có mủ, sưng tấy tạo thành apxe hậu môn. Sau khi sưng to, áp xe sẽ vỡ và chảy mủ, mang lại cảm giác đau đớn và khó chịu. Do đó, bệnh nhân có thể gặp phải tình trạng đi ngoài bị nóng rát hậu môn. Ngoài ra, người bệnh còn có những biểu hiện như hậu môn bị sưng đỏ, ngứa, chán ăn, sốt…

Những khe nhú trong ống hậu môn bị nhiễm trùng làm cho các tuyến hậu môn bị viêm và có mủ xung quanh tạo ra các lỗ rò hậu môn. Bệnh nhân mắc phải rò hậu môn thường cảm thấy hậu môn đau nhức, nóng rát, dịch tiết ra có mùi khó chịu,…Ngoài ra, bệnh nhân còn bị đi ngoài nóng rát hậu môn, phân dính máu tươi.

Nứt kẽ hậu môn 

Đi ngoài bị nóng rát hậu môn, đau rát khó chịu là biểu hiện của bệnh nứt kẽ hậu môn. Hiện tượng này xảy ra khi các vùng da ở ống hậu môn hoặc rìa hậu môn bị nứt hoặc rách có độ dài lớn nhỏ khác nhau. 

Khi bị nứt kẽ hậu môn, bệnh nhân sẽ cảm thấy nóng rát. Đồng thời bị đau khi đi vệ sinh, ngứa ngáy ở hậu môn. Nứt kẽ hậu môn nếu không được xử lý kịp thời và đúng cách sẽ dẫn đến tình trạng bị viêm nhiễm, tụ mủ hình thành nên apxe, nhiễm trùng,…

đi ngoài bị nóng rát hậu môn

Ung thư hậu môn

Đi ngoài bị nóng rát hậu môn có thể là triệu chứng của bệnh ung thư hậu môn. Bệnh nhân mắc bệnh này thường có các biểu hiện như đau và chảy máu hậu môn, ngứa hậu môn, có khối u phát triển ở trong ống hậu môn. 

Ngoài ra, ung thư hậu môn có biểu hiện dễ nhầm lẫn với các bệnh lý khác. Do vậy, khi thấy các dấu hiệu bất thường, bệnh nhân cần đến ngay bệnh viện để được chẩn đoán bệnh chính xác.

Các triệu chứng kèm theo nên đi khám sớm 

Nếu bạn có bất kỳ biểu hiện lạ kèm theo khi đi ngoài bị nóng rát hậu môn, bạn nên đến bệnh viện để được chẩn đoán và điều trị. Tránh để kéo dài gây biến chứng nặng hơn, cụ thể như bệnh tiến triển sang ung thư. Một số triệu chứng kèm theo bạn cần đi khám sớm như:

  • Chảy máu trực tràng

  • Đau thắt bụng

  • Chán ăn, sụt cân

  • Đi ngoài ra máu

  • Đau bụng, đầy hơi

  • Đi ngoài có nhầy màu

  • Ợ hơi, ợ chua,…

Cách xử trí khi bị nóng rát hậu môn 

Để cải thiện và điều trị nóng rát hậu môn, bệnh nhân có thể tìm hiểu cách xử trí dưới đây.

Điều trị bằng thuốc 

Bệnh nhân được điều trị bằng thuốc khi bị nhiễm trùng hoặc ở giai đoạn bệnh nhẹ. Bác sĩ sẽ dựa vào tình trạng bệnh để kê đơn thuốc cho bệnh nhân. Một số loại thuốc giúp cải thiện tình trạng bệnh như thuốc kháng sinh, giảm đau, chống viêm,… Những loại thuốc này có tác dụng tiêu diệt vi khuẩn, giảm nóng rát hậu môn.

Phương pháp ngoại khoa 

Sử dụng phương pháp ngoại khoa là một trong những cách điều trị đi ngoài bị nóng rát hậu môn hiệu quả. Bệnh nhân bị mắc các bệnh như trĩ, áp xe hậu môn, nứt kẽ hậu môn,….có thể sử dụng phương pháp PPH và HCPT để điều trị dứt điểm. Hai phương pháp điều trị này có hiệu quả cao, an toàn, không đau, thời gian điều trị ngắn và hạn chế tái phát bệnh.

Mẹo chữa đau rát hậu môn tại nhà 

Bệnh nhân có thể sử dụng các mẹo sau để hỗ trợ tình trạng đi ngoài bị nóng rát hậu môn tại nhà:

  • Sử dụng lá mồng tơi: Lá mồng tơi rửa sạch và giã lấy nước. Dùng nước này để rửa hậu môn. Sử dụng một miếng vải thấm nước mồng tơi và đắp lên phần hậu môn bị đau rát. Để trong khoảng 20-30 phút rồi rửa lại với nước sạch.

  • Dầu ô liu: Pha dầu ô liu, mật ong, sáp ong với tỉ lệ 1:1:1. Đun sôi và để nguội và bôi lên vùng hậu môn bị nóng rát.

  • Dầu dừa: Sử dụng một lượng dầu dừa nhất đinh, bôi lên vùng hậu môn bị đau rát ngày 2-3 lần.

  • Dùng nha đam:

    Cắt nha đam và đem rửa sạch, lấy phần gel bên trong. Bôi lên vị trí hậu môn bị đau ngày 2-3 lần.

Những thực phẩm giúp giảm đau rát hậu môn khi đi ngoài 

“Nóng rát hậu môn nên ăn gì?” là câu hỏi được nhiều bệnh nhân và bạn đọc quan tâm. Sau đây, bệnh viện Hồng Ngọc sẽ tư vấn một số thực phẩm giúp bạn giảm tình trạng đau rát hậu môn khi đi ngoài:

  • Chuối

  • Khoai lang

  • Rau xanh: mồng tơi, rau ngót, rau dền,…

  • Nước ép trái cây tươi. Không dùng nước ép đóng chai.

  • Ngũ cốc nguyên cám

  • Rau diếp cá

  • Bông cải xanh

  • Sữa chua.,…

Nếu bạn đang bị đi ngoài nóng rát hậu môn, bạn cần chú ý chế độ ăn uống của mình để giúp cải thiện tình trạng này. Nếu không bệnh sẽ tái đi tái lại và dẫn đến những biến chứng nguy hiểm khác.

Những thực phẩm cần tránh khi bị đi ngoài nóng rát hậu môn 

Bệnh nhân cần kiêng các thực phẩm sau nếu không muốn tình trạng đau rát hậu môn trở nên nghiêm trọng hơn:

  • Thực phẩm cay nóng: ớt, sa tế, tiêu,….

  • Đồ uống có gas: coca, nước ngọt,…

  • Chất kích thích: thuốc lá, rượu, bia, cà phê.

  • Thức ăn mặn.

  • Thức ăn chiên xào nhiều dầu mỡ.

  • Các món ăn thô, cứng.

  • Các món ăn lên men chua như dưa cải muối chua, cà muối, măng muối.

Bệnh viện Hồng Ngọc – Địa chỉ uy tín về khám điều trị các vấn đề tiêu hóa

Bạn đang gặp phải những vấn đề về tiêu hóa như đi ngoài bị nóng rát hậu môn và cần tìm một nơi uy tín để điều trị hiệu quả thì Trung tâm tiêu hóa – Bệnh viện Hồng Ngọc là địa chỉ đáng tin cậy để bạn lựa chọn.

Hiện nay, trung tâm tiêu hóa Hồng Ngọc quy tụ đội ngũ y bác sĩ có chuyên môn cao và có thâm niên kinh nghiệm. Có thể kể đến như Tiến sĩ – Bác sĩ Đặng Thị Kim Oanh – chuyên gia tiêu hóa hàng đầu với hơn 40 năm kinh nghiệm, từng công tác tại Bệnh viện Bạch Mai. Ngoài ra, các bác sĩ khác của khoa từng được đào tạo chuyên sâu về tiêu hóa tại Hàn Quốc, Nhật Bản. Chính vì vậy, bệnh nhân có thể yên tâm khi tới khám tại đây.

Bên cạnh đó, trung tâm còn sở hữu nhiều trang thiết bị y tế nhập khẩu. Có thể kể đến như dàn máy nội soi CV-190 tiên tiến, tích hợp công nghệ nội soi NBI hiện đại, giúp các bác sĩ quan sát chi tiết các dấu hiệu tổn thương của ống tiêu hóa dù là nhỏ nhất.

**Lưu ý: Những thông tin cung cấp trong bài viết của Bệnh viện Đa khoa Hồng Ngọc mang tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh không được tự ý mua thuốc để điều trị. Để biết chính xác tình trạng bệnh lý, người bệnh cần tới các bệnh viện để được bác sĩ thăm khám trực tiếp, chẩn đoán và tư vấn phác đồ điều trị hợp lý.

Trung tâm Tiêu hoá – Bệnh viện Đa khoa Hồng Ngọc

  1. Bệnh viện Đa khoa Hồng Ngọc Phúc Trường Minh – Số 8 Châu Văn Liêm, Nam Từ Liêm, Hà Nội

  2. Bệnh viện Đa khoa Hồng Ngọc – 55 Yên Ninh, Ba Đình, Hà Nội

  3. Phòng khám Hồng Ngọc Savico Long Biên – Tầng 3, tòa B, Savico Megamall, 07- 09 Nguyễn Văn Linh, Long Biên, Hà Nội

Hotline: 0911 908 856 – 0932 232 016

Email: [email protected]

Cập nhật nhiều thông tin hữu ích và chương trình Ưu đãi tại:

https://www.facebook.com/trungtamtieuhoaBVHongNgoc