Chiến lược kinh doanh của Shopee – Tư duy người thống trị
Nội Dung Chính
Chiến lược kinh doanh của Shopee tập trung phát triển trải nghiệm đa nền tảng nhằm chiếm lĩnh thị trường địa phương và quốc tế
Thương mại điện tử ngày càng phát triển bùng nổ mạnh mẽ với những bước tăng trưởng nhảy vọt. Đi kèm với đó là sự cạnh tranh gay gắt và khốc liệt giữa những ông lớn hàng đầu. Trong đó, không thể không kể đến Shopee. Đối thủ cạnh tranh hàng đầu trong khu vực Đông Nam Á. Dù ra mắt sau nhưng nó đã nhanh chóng dẫn đầu cuộc đua thương mại điện tử. Đặc biệt là tại thị trường nội địa Việt Nam. Và để có những bước chuyển mình ngoạn mục đó, không thể bỏ qua những thành công trong chiến lược Marketing của Shopee.
1. Tổng quan về sàn thương mại điện tử
Xu hướng mua sắm online tăng mạnh làm đòn bẩy mang đến sự phát triển vượt bậc cho thị trường này. Dù Covid, ngành này vẫn giữ mức tăng trưởng ổn định 16%. Tỷ trọng doanh thu bán lẻ thương mại điện tử so với tổng mức bán lẻ hàng hóa và dịch vụ tiêu dùng tăng 27% so với cùng kỳ 2020. Theo Metric.vn, thương mại điện tử Việt Nam đã vươn lên thành thị trường lớn thứ hai Đông Nam Á theo nghiên cứu thống kê nửa đầu năm 2022.
Theo Statista, năm 2021, tốc độ phát triển thương mại điện tử toàn cầu là 16,24%. Dự kiến đạt 24.5% vào năm 2025. Tại Việt Nam, tốc độ tăng trưởng là hơn 20% và quy mô 16 tỷ USD năm 2021. Dự đoán tốc độ tăng trưởng này của nước ta có thể lên đến 29%. Đạt 39 tỷ USD năm 2025. Quy mô thị trường thương mại điện tử bán lẻ (B2C) của Việt Nam tăng trưởng 20% so với năm trước. Đạt 16,4 tỷ USD năm 2022. Bốn sàn thương mại điện tử có thị phần lớn nhất tại Việt Nam lần lượt là Shopee, Lazada, Tiki và Sendo. Dẫn đầu thị phần là Shopee. Ngay sau đó là Lazada, Tiki và Sendo.
2. Tổng quan về Shopee
Được thành lập vào năm 2009 bởi Forrest Li, Shopee vươn lên trở thành nền tảng thương mại điện tử hàng đầu Đông Nam Á. Sàn giao dịch TMĐT Shopee do Sea Ltd sở hữu, trụ sở tại Singapore. Ra mắt lần đầu năm 2015, nền tảng này nhanh chóng gây ấn tượng với trải nghiệm mua sắm dễ dàng, tiện lợi và an toàn cùng thanh toán trực tuyến. Shopee hiện đang chiếm lĩnh tại Singapore, Malaysia, Indonesia, Thái Lan, Đài Loan, Việt Nam và Philippines. Đồng thời, liên tục mở rộng thị phần tại Châu Âu và Mỹ Latinh.
3. Khái quát về Shopee tại Việt Nam
3.1 Đôi nét về Shopee tại Việt Nam
Shopee hiện là sàn thương mại điện tử phổ biến nhất Việt Nam. Nó hoạt động theo mô hình C2C Marketplace và B2C. Shopee sẽ tính phí của người bán/hoa hồng và chi phí đăng bài quảng cáo sản phẩm. Tính đến Quý 3/2021, Shopee hiện đang là sàn thương mại điện tử đứng đầu Việt Nam với mức tăng trưởng theo cấp số nhân. Có tới 77.826.700 lượt truy cập mỗi tháng từ Android đến iOS. Trong quý IV/2021, có gần 90 triệu lượt truy cập web hàng tháng. Hiện có hơn 160 triệu danh sách đang hoạt động với khoảng 6 triệu người bán trên Shopee. Nó có hơn 7.000 thương hiệu (Brand) và nhà phân phối hàng đầu.
Shopee hoạt động chủ yếu dựa trên 2 nền tảng chính. Đó là Shopee Mall và Shopee 4H. Shopee Mall là gian hàng với các thương hiệu chính hãng. Điển hình là Samsung, Xiaomi, Oppo, Pampers, Maybelline, Unilever,… Nhờ đó, đảm bảo cho khách hàng có thể an tâm khi mua sắm. Còn Shopee 4H là dịch vụ giao hàng hỏa tốc chỉ trong 4 tiếng tại 1 số quận nội thành Hà Nội và TP.Hồ Chí Minh. Ở Đông Nam Á, Shopee dẫn đầu thị trường thương mại điện tử về lượng người dùng tích cực. Tại Việt Nam, tỷ lệ người dùng tích cực của Shopee trong quý đầu tiên năm 2021 lên đến 36,9%.
3.2 Doanh thu
Hiện tại, Shopee chiếm gần 73% tổng doanh số 4 sàn với khoảng 33,5 nghìn tỷ. Theo Bộ Tài chính, năm 2020, doanh thu của Shopee đạt hơn 2.300 tỷ đồng. Tổng tài sản lên đến hơn 3.400 tỷ đồng. Tăng gần 1.800 tỷ đồng so với năm 2019. Năm 2021, doanh thu thuần của Shopee Việt Nam là gần 5.700 tỷ đồng. Nó gấp gần 2,5 lần con số của năm 2020 và gấp 7 lần năm 2019.
3.3 Tầm nhìn và sứ mệnh của Shopee
Shopee muốn mang đến cho khách hàng trải nghiệm mua sắm trực tuyến dễ dàng, an toàn và tiện lợi. Đồng thời, tạo ra môi trường kinh doanh lành mạnh cho các cá nhân, tổ chức, doanh nghiệp. Hơn nữa, Shopee cũng luôn nỗ lực cải thiện, phát triển và mở rộng nền tảng cộng đồng thân thiện, gần gũi để gia tăng kết nối.
3.4 Khách hàng mục tiêu
Để xây dựng và triển khai chiến lược kinh doanh của Shopee hiệu quả, cần xác định được đối tượng mục tiêu. Tệp khách hàng của nó khá rộng và thường là những người sử dụng Internet. Ngoài ra, tập trung chuyên sâu vào nhóm người có nhu cầu về thời trang, thẩm mỹ, làm đẹp,… Tuy nhiên, hiện Shopee đang hướng đến đa nền tảng để đáp ứng tốt nhất từng phân khúc khách hàng.
3.5 Triết lý kinh doanh
Shopee được ra đời nhằm cung cấp những trải nghiệm dễ dàng, an toàn và nhanh chóng cho người dùng khi mua sắm trực tuyến thông qua hệ thống hỗ trợ thanh toán và vận hành vững mạnh. Shopee tin rằng trải nghiệm mua sắm trực tuyến phải đơn giản, dễ dàng và khiến người dùng yêu thích.
3.6 Lợi thế cạnh tranh
-
Tối ưu ứng dụng trên nền tảng di động
Thay vì chỉ tập trung vào website và coi nó là nền tảng chính như đại đa số các ứng dụng khác. Shopee lại đi theo hướng khác ngay từ đầu bằng việc ra mắt ứng dụng trên di động. Qua đó, tận dụng tối đa lượng người dùng smartphone cao ở Đông Nam Á. Theo báo cáo của iPrice, số lượt tải xuống và lượng người dùng hoạt động ứng dụng của Shopee giữ top 1 hàng tháng trong khu vực. Hơn 90% giao dịch của Shopee đến từ nền tảng di động.
-
Tính nội địa hóa và tùy chỉnh cao
Ở mỗi thị trường, địa phương khác nhau, Shopee lại xây dựng một ứng dụng độc lập tương ứng. Các tính năng cũng được phát triển dành riêng cho một số thị trường. Điển hình như: Singapore, Indonesia, Malaysia, Thái Lan, Đài Loan, Việt Nam và Philippines. Ví dụ, tại Indonesia, Shopee ra mắt mảng riêng cho các sản phẩm và dịch vụ Hồi giáo. Còn ở Thái Lan hay Việt Nam, Shopee giới thiệu các cửa hàng trực tuyến bán sản phẩm do các ngôi sao quảng cáo và đại diện. Bởi những người này có ảnh hưởng đến nhu cầu mua sắm.
Xem thêm:
4. SWOT của Shopee
4.1 Điểm mạnh (Strengths)
- Bắt trend nhanh: Shopee thường xuyên xuất hiện với những chiến dịch quảng cáo rầm rộ, ấn tượng với ưu đãi hấp dẫn.
- Chiếm thị phần cao trong thị trường thương mại điện tử: Trong năm 2020, Shopee đứng thứ nhất toàn quốc về cả lượt tải về và sử dụng ứng dụng.
- Có nguồn tài chính lớn, rót vốn liên tục: Trong 6 tháng đầu năm 2018, tập đoàn SEA bổ sung thêm hơn 1.200 tỷ đồng vốn điều lệ.
- Shopee sở hữu hệ thống hậu cần/vận chuyển tích hợp hàng đầu. Mạng lưới phân phối rộng lớn với 11 đơn vị vận chuyển và dịch vụ chuyển phát nhanh. Sở hữu 3 kho hàng lớn tại Việt Nam.
- Chính sách bảo vệ người mua hàng cũng như người bán hàng trên Shopee rất tốt. Cho phép giữ thanh toán cho đến khi nhận được đơn đặt hàng.
- Mức giá ưu đãi với nhiều khuyến mãi hấp dẫn.
- Giao diện thân thiện, thường xuyên được nâng cấp để mang đến trải nghiệm nhanh chóng và trực quan cao. Có sẵn để tải xuống miễn phí trên App Store và Google Play.
4.2 Điểm yếu (Weaknesses)
- Đổi hàng thì bên mua phải chịu mất thêm phí ship.
- Khó kiểm soát chất lượng nguồn hàn, độ uy tín và trường hợp bán phá giá.
- Hệ thống đánh giá mua hàng không toàn diện với việc quản lý kém. Người bán có thể dễ dàng xóa nhận xét hoặc đánh giá xấu từ người dùng. Hoặc có thể thuê người đánh giá nhận xét tích cực.
- Phí ship cao, phức tạp, phải tải các ứng dụng liên kết mới có nhiều ưu đãi.
4.3 Cơ hội (Opportunities)
- Tần suất sử dụng Internet của người Việt Nam cao.
- Xu hướng mua hàng online đang tăng mạnh.
- Thuộc top các ngành nghề được chính phủ khuyến khích và ưu tiên phát triển với những chính sách ưu ái.
- Thị trường khách hàng tiềm năng.
- Hàng hóa đa dạng, phong phú, dễ tìm thấy thị trường ngách.
- Hợp tác trực tiếp với shopee mà không cần bên thứ 3.
4.4 Thách thức (Threats)
- Đối thủ cạnh tranh mạnh và ngày càng nhiều.
- Hình thức kinh doanh online dẫn đến khó kiểm soát việc mua hàng fake, lừa đảo khiến khách hàng dè chừng.
- Chi phí bán hàng cao với phí duy trì trang, kho và hỗ trợ khách hàng mà lãi ít.
- Ngày càng xuất hiện nhiều đối thủ cạnh tranh mạnh.
- Mặc dù Marketplace mang lại nhiều cơ hội cho sự phát triển của Shopee. Tuy nhiên, việc kiểm soát chất lượng sản phẩm đầu vào khó thỏa mãn nhu cầu của khách hàng.
5. Tổng quan về chiến lược kinh doanh của Shopee
5.1 Mục tiêu chiến lược kinh doanh
Shopee mong muốn tiếp tục phát triển và nâng cấp để trở thành sự lựa chọn tốt nhất của khách hàng trên toàn khu vực. Hơn nữa, Shopee thật sự tin tưởng vào sức mạnh của công nghệ. Đồng thời, mong muốn góp phần làm cho thế giới tốt đẹp hơn bằng việc kết nối cộng đồng người mua, người bán dựa trên một nền tảng thương mại điện tử.
5.2 Mô hình chiến lược kinh doanh của Shopee
Ban đầu, Shopee kinh doanh theo mô hình C2C – Consumer to Consumer. Hiện nay, Shopee đã mở rộng thêm mô hình B2C – Business to Consumer. Mặc dù có sự thay đổi mô hình nhưng Shopee vẫn là người liên kết trung gian. Với sự kiểm soát chặt chẽ hơn về nguồn hàng như nhà cung cấp mô hình B2C, danh tiếng và định vị thương hiệu ngày càng được nâng cao. Đặc biệt là những thương hiệu chính hãng xuất hiện trên Shopee Mall đảm bảo chất lượng và uy tín. Sự phối hợp hiệu quả và hài hòa giữa hai mô hình giúp Shopee đạt được nhiều thành công.
5.3 Ưu điểm chiến lược kinh doanh của Shopee
- Với nền tảng kinh doanh theo mô hình C2C, Shopee kết nối bất cứ ai có nhu cầu mua hoặc bán sản phẩm với số lượng tùy ý. Tức là chỉ với một tài khoản Shopee, bạn có thể trở thành người mua, người bán hoặc cả hai vai trò.
- Người mua và người bán có thể kết nối với nhau trực tiếp qua một số tính năng. Cụ thể là chat, trả giá, nhận xét, theo dõi và chia sẻ sản phẩm. Từ đó, giúp người mua an tâm hơn về sản phẩm và người bán. Qua đó, tăng khả năng tương tác, xóa bỏ khoảng cách khi mua sắm online.
- Mô hình C2C cũng mang lại đa dạng hàng hóa. Còn mô hình B2C (Shopee Mall) giúp Shopee nâng cao độ uy tín và danh tiếng khi cung cấp những sản phẩm chính hãng từ những nhãn hiệu nổi tiếng.
- Thương mại và điện tử B2B tạo điều kiện thuận lợi cho các giao dịch kinh doanh online giữa hai công ty. Còn B2C đề cập đến việc kinh doanh trực tiếp cho người mua hàng, các cá nhân.
5.4 Nguồn lợi nhuận của Shopee
Các cá nhân, tổ chức bán hàng trên Shopee sẽ bị trừ chiết khấu %. Hay còn gọi là commission trên các đơn hàng. Ví dụ hơn hàng 200.000đ thì shopee sẽ lấy chiết khấu 2%. Tức người bán sẽ bị khấu trừ 2.000đ. Chính sách mới này đã được đưa ra từ ngày 1-4-2019. Người bán sẽ phải chịu mức phí 1%- 2% trên mỗi đơn thành công. Phí thanh toán cho chủ sàn được tính trên tổng giá trị thanh toán của người mua cho đơn hàng. Bao gồm tổng tiền hàng và phí vận chuyển sau khi áp dụng khuyến mại (nếu có). Mức chịu phí phụ còn phụ thuộc vào cách thức thanh toán. Khi nhận hàng (COD) hoặc bằng thẻ ATM nội địa, người bán sẽ chịu mức phí 1%. Còn thanh toán bằng thẻ tín dụng/ghi nợ hoặc trả góp bằng thẻ tín dụng, mức phí là 2%.
Khi gia nhập Shopee, người bán sẽ được hỗ trợ tối đa để thúc đẩy kinh doanh như phương thức thanh toán, logistics. Đặc biệt là nền tảng người dùng tích hợp. Còn Shopee sẽ kiếm tiền bằng việc chạy quảng cáo, tính phí cho các dịch vụ cung cấp cho người bán và cắt giảm phí giao dịch ở những thị trường nhất định. Ngoài ra, còn mang lại dịch vụ gia tăng dựa trên dữ liệu người mua và người bán. Điển hình là các khoản vay tín dụng, bảo hiểm cho các người mua có cấp độ mua sắm cao.
Xem thêm:
6. Hoạt động chiến lược kinh doanh của Shopee
6.1 Nghiên cứu và phát triển
Trong chiến lược kinh doanh của Shopee, Shopee chú trọng nghiên cứu và phát triển chất lượng sản phẩm. Thương mại di động sẽ là một xu thế tất yếu khi các công nghệ về ứng dụng di động ngày càng tiên tiến. Hơn nữa, các trang mạng xã hội như Facebook, Twitter, Pinterest… cũng bổ sung thêm các nút như “thích”, “mua”,… Chưa kể, người dùng cũng dành nhiều thời gian sử dụng thiết bị di động hơn. Và đây cũng chính là công cụ giúp Shopee truyền tải nhanh chóng thông tin đến người dùng. Điều này sẽ cổ vũ và khuyến khích khách hàng mua sản phẩm.
Nắm bắt được xu hướng này, Shopee là sàn thương mại điện tử đầu tiên ở Việt Nam sở hữu sàn thương mại điện tử có cả phiên bản mobile app và online website. Đồng thời, dẫn đầu xu hướng thương mại điện tử trên nền tảng di động (M-Commerce & Mobile Commerce) với lượng người tải xuống lớn. Đồng thời, phát triển và tiếp thị liên kết Affiliate để gia tăng tiếp cận và chiếm lĩnh thị phần.
6.2 Kỹ thuật công nghệ
Bản chất là sàn thương mại điện tử, sự phát triển của Shopee không thể không gắn liền với công nghệ. Ứng dụng thân thiện, tiện dụng giúp thu hút lượng lớn người dùng. Do đó, Shopee luôn nỗ lực tiên phong mở rộng hệ sinh thái kỹ thuật số tích hợp trên nền tảng. Từ đó, hỗ trợ nhiều đối tượng tiếp cận cũng như hưởng lợi từ thương mại điện tử. Ngoài ra, Shopee cũng tiếp tục hoàn thiện trải nghiệm với hệ thống thanh toán kỹ thuật số đa dạng. Chẳng hạn như ví điện tử ShopeePay, Momo, Internet Banking,… Hiệu quả của nó được thể hiện thông qua tổng số đơn đặt hàng được thanh toán qua ví điện tử đã tăng trưởng gấp 4 lần.
6.3 Quản trị nhân sự
Quản trị nhân sự là hoạt động chiến lược quan trọng trong chiến lược kinh doanh của Shopee. Shopee thường xuyên tổ chức những chương trình đào tạo chuyên nghiệp, bổ ích để nâng cao trình độ chuyên môn và kỹ năng nghiệp vụ cho nhân viên. Về nội dung, Shopee ưu tiên những nội dung hữu ích với tình hình kinh doanh tại thời điểm đó. Cũng như những kỹ năng mềm cần thiết cho nhân viên. Hơn nữa, công ty cũng thường xuyên có những hoạt động gắn kết và kết nối.
Về môi trường làm việc, Shopee rất trân trọng nhân viên và cố gắng hỗ trợ tốt nhất cho họ. Đồng thời, liên tục tạo cơ hội cho nhân viên phát triển và nâng cao bản thân. Đặc biệt là xây dựng môi trường làm việc nhiệt huyết cùng văn hóa doanh nghiệp ấn tượng.
6.4 Quản trị Marketing
Shopee lựa chọn và triển khai hiệu quả chiến lược Marketing 4P trong chiến lược kinh doanh của Shopee. Trong đó, tập trung hoàn thiện và phát triển 4 yếu tố: Sản phẩm (Product), Giá (Price), Phân phối (Place) và Xúc tiến (Promotion).
-
Sản phẩm
Chất lượng là yếu tố cốt lõi được chú trọng trong chiến lược Marketing của Shopee về sản phẩm. Ngoài việc đa dạng hóa và kiểm soát chất lượng hàng hóa, dịch vụ được cung cấp. Shopee còn tập trung nâng cấp và hoàn thiện giao diện ứng dụng. Đến thời điểm hiện tại, công ty phát triển phiên bản cho cả di động và máy tính. Từ đó, gia tăng khả năng tiếp cận và đáp ứng xu hướng sử dụng thiết bị di động hiện nay. Theo số liệu thống kê, 95% đơn hàng Shopee phục vụ được thực hiện qua các nền tảng di động. Ngoài ra, hệ thống giao diện cũng được tích hợp thêm nhiều tính năng hấp dẫn. Đặc biệt là có những thay đổi, điều chỉnh tương ứng với từng địa phương, từng quốc gia. Trong đó, thông minh, tiện lợi, dễ sử dụng là yếu tố không thể thiếu khi xây dựng nền tảng.
-
Giá (Price)
Về giá, Shopee định giá sản phẩm theo chiến lược định giá cạnh tranh. Các sàn thương mại điện tử thường có tệp người bán và người mua khá tương đồng nhau. Do đó, giá là yếu tố mang lại lợi thế cạnh tranh hàng đầu. Do đó, trước hết, Shopee đã thuyết phục các chủ hộ kinh doanh lựa chọn hợp tác với mức giá ưu đãi khi là thành viên của hãng. Ngoài ra, Shopee cũng hỗ trợ thêm về giá ship, mã freeship để gia tăng sức mua của khách hàng. Qua đó, mang đến cho khách hàng những chương trình khuyến mãi cực hot, mã giảm giá siêu khủng và những ưu đãi cực kỳ hấp dẫn.
-
Hệ thống phân phối (Place)
Shopee là một trong những nền tảng thương mại có hệ thống vận chuyển vững mạnh hàng đầu. Nhận thấy phí vận chuyển là hàng rào lớn nhất cản trở sức mua của người tiêu dùng. Do đó, Shopee đã hợp tác với các bên vận chuyển uy tín. Shopee Express là dịch vụ giao hàng trong 24h kể từ khi lấy hàng thành công. Hay với Shopee 4H là dịch vụ giao hàng hỏa tốc, siêu nhanh chỉ trong 4 tiếng. Cả hai đều áp dụng cho các đơn hàng được đặt và giao tại TP. Hồ Chí Minh và Hà Nội.
Đồng thời, phân bổ phù hợp ở mọi nơi trên toàn quốc để đảm bảo tiết kiệm thời gian và chi phí vận chuyển. Shopee còn gửi tặng khách hàng số lượng mã miễn phí vận chuyển nhất định trong tháng. Từ đó, kích thích hành vi mua sắm. Shopee còn để người bán chủ động hoàn thiện đơn hàng thay vì phụ thuộc vào các kho của website là giải pháp tối ưu chi phí cho người bán. Đây được coi là chiến lược kinh doanh của Shopee đem lại hiệu quả rõ nét.
-
Xúc tiến hỗn hợp (Promotion)
Shopee là hình ảnh không còn xa lạ với những chiến dịch quảng cáo TVC bắt trend ấn tượng. Trong đó, không thể không kể đến TVC quảng cáo: “Baby Shark” kết hợp giữa ca sĩ Bảo Anh và thủ môn Tiến Dũng. Việc sử dụng một bài hát “huyền thoại” nằm top lượng người nghe lớn nhất thế giới được cải biên sáng tạo. Cùng với sự góp mặt của những người có ảnh hưởng tạo nên tiếng vang lớn cho chiến dịch. Ngoài ra, Shopee cũng thường xuyên triển khai các chương trình khuyến mãi với ưu đãi hấp dẫn như 11/11, 12/12,… Các mã giảm giá, freeship cũng được tung ra số lượng lớn nhưng có hạn. Người bán có cơ hội kích cầu, thu hút khách hàng. Còn người mua có thể sở hữu sản phẩm với mức giá ưu đãi nhất.
Chiến lược kinh doanh tiếp thị đa kênh của Shopee giúp tiếp cận khách hàng nhiều nhất có thể. Kéo link Shopee trên Facebook, Instagram, Zalo, Google Adword… thúc đẩy lượng khách truy cập và tăng chuyển đổi. Ngoài ra, còn có các chương trình khuyến mãi giúp điều hướng người dùng về Shopee để thu hút khách hàng. Chưa kể, tính năng Livestream bán hàng cũng giúp bạn chốt khách hàng nhanh chóng. Hoặc kết hợp với Influencer Marketing để lan tỏa rộng lớn thương hiệu.
7. Các chiến lược kinh doanh thành công của Shopee
Shopee được ví như một “gã khổng lồ” của thị trường sàn thương mại điện tử. Bởi vậy, đây là case study mẫu mực về các chiến lược kinh doanh thành công. Dù đến sau nhưng Shopee đã nhanh chóng chiếm lĩnh được thị phần riêng. Đồng thời, khiến các đối thủ phải e dè. Và những chiến lược kinh doanh của Shopee chính là chìa khóa cho những thành tựu đó.
7.1 Chiến lược phát triển kinh doanh quốc tế hóa
Với mục tiêu vươn tầm và định vị tại thị trường toàn cầu. Shopee đã xây dựng và triển khai những chiến lược kinh doanh quốc tế hóa khôn ngoan. Hiệu quả của nó được thể hiện thông qua sự phát triển và vị thế ngay tại thị trường Việt Nam. Shopee đã tập trung đẩy mạnh vào 4 vấn đề chính. Bao gồm: Chiến lược xuất khẩu – Chiến lược tiêu chuẩn hóa – Chiến lược đa nội địa hóa – Chiến lược xuyên quốc gia.
Trước khi gia nhập vào bất kì một thị trường nào, Shopee sẽ căn cứ vào định tính dịch vụ (sản phẩm) và đặc điểm nổi bật của thị trường. Thay vì dập khuôn, Shopee lựa chọn “nhập gia tùy tục”. Qua đó, Shopee có thể phát huy tốt các lợi thế cũng như đáp ứng tốt nhu cầu từng địa phương. Cụ thể, tại Việt Nam, Shopee đã tích hợp thêm các dịch vụ và chức năng tiện ích cần thiết. Trong các hoạt động truyền thông, còn sử dụng hình ảnh người nổi tiếng để thu hút.
7.2 Chiến lược kinh doanh thâm nhập thị trường
-
Tập trung vào nền tảng di động
Trong khi các đối thủ xây dựng nền tảng website. Shopee đã tiên phong xây dựng nền tảng di động để thâm nhập thị trường Đông Nam Á. Nơi có tỷ lệ sử dụng di động cao thời điểm bấy giờ. Nó được xây dựng dựa trên sự phán đoán xu hướng và rút kinh nghiệm nhằm tối ưu hóa nền tảng. Đáng nói, Shopee được vận hành bởi SEA – một trong những startup hàng đầu tại Singapore. Với nền tảng công nghệ vững chắc, nó đang là ứng dụng tích hợp mua sắm trực tuyến có tốc độ tăng trưởng nhanh nhất khu vực. Chiến lược đã chứng minh hiệu quả khi 90% giao dịch được thực hiện trên nền tảng này.
-
Tuỳ biến ứng dụng nội địa hoá
Shopee đã rất thông minh khi tuỳ biến ứng dụng nhằm phù hợp với mỗi thị trường. Chẳng hạn tại Indonesia, Shopee đã tạo ra một loạt danh mục riêng gồm các sản phẩm, dịch vụ phù hợp với thị trường người hồi giáo này. Còn tại Thái Lan và Việt Nam, các hoạt động truyền thông lại trú trọng những người nổi tiếng có sức ảnh hưởng lớn. Do đó, Shopee đã tạo ra một loạt gian hàng trực tuyến riêng bán các mặt hàng do người nổi tiếng quản lý.
-
Tích hợp hàng loạt công cụ gia tăng trải nghiệm
Theo xu hướng hiện đại, phương châm hoạt động của Shopee là “mua sắm cũng là giải trí”. Bởi vậy, Shopee là nền tảng tiên phong phát triển đa dạng tiện ích phục vụ giải trí. Điển hình như trò chơi trực tuyến, livestream, chat trực tuyến,… Từ đó, người dùng dễ dàng tiếp cận người bán hơn. Shopee tập trung xây dựng theo mô hình C2C (Consumer to Consumer). Vậy nên, Shopee Mall ra đời cho phép người dùng dễ dàng mua hàng từ các thương hiệu nổi tiếng với nhiều ưu đãi lớn. Trước đây, hình thức này chủ yếu phổ biến trên Facebook hay Instagram.
-
Tích hợp ví điện tử
Phương thức thanh toán điện tử ngày càng được ưa chuộng. Do đó, Shopee muốn đẩy mạnh xu hướng này trong ứng dụng của mình. Rất nhiều ví điện tử được tung ra thị trường như: Momo, Airpay, Viettel Pay, Zalo Pay, Payoo, Vimo, Moca, VNPT Pay,… Ngoài ra, việc liên kết ứng dụng Shopee với các Internet Banking cũng giúp thanh toán dễ dàng và nhanh chóng.
7.3 Chiến lược USP – Rẻ vô địch
Chiến lược USP – Điểm bán hàng độc nhất là chiến lược không còn xa lạ. Đây cũng chính là chìa khóa tiên quyết để cạnh tranh và gia tăng thị phần. Việc tận dụng tốt nó đã giúp Shopee trở thành một trong những thương hiệu thành công như hiện nay. Với USP là “Rẻ vô địch”, Shopee đã đánh trúng tâm lý của số đông người tiêu dùng. Đặc biệt là với một đất nước đang phát triển với thu nhập bình quân đầu người không cao như Việt Nam. Qua đó, tiếp cận mở rộng với đa dạng tệp khách hàng tiềm năng và biến họ thành khách hàng trung thành.
7.4 Chiến lược nâng cao trải nghiệm người dùng
Với nền tảng mua sắm trực tuyến, trải nghiệm người dùng là “át chủ bài” cho mọi thành công. Ngay từ đầu, Shopee đã không ngừng hoàn thiện và nâng cao trải nghiệm người dùng. Shopee đã không ngừng nghiên cứu để đưa ra những dịch vụ đáp ứng nhu cầu cần thiết của khách hàng. Điển hình như tập trung hoàn thiện nền tảng thiết bị di động, tích hợp vận chuyển, thanh toán bằng ví điện tử,…
Thấu hiểu khách hàng và thị trường, Shopee đã mang đến những trải nghiệm tốt nhất. Đặc biệt, Shopee còn xây dựng một cộng đồng dành riêng cho khách hàng. Ở đó, mọi người có thể kết nối, tương tác thuận tiện hơn. Rất nhiều tính năng hữu ích được tích hợp như Shopee Live, Shopee Games, Shopee Feed, Shopee Live Chat. Không ngừng nâng cấp và hoàn thiện hệ sinh thái cho các đối tác giúp Shopee có những bước tiến vượt bậc trong quy mô và doanh thu.
7.5 Chiến lược lấy mô hình C2C làm nền móng thúc đẩy B2C
Ứng dụng C2C ngay từ ban đầu, mô hình này đã giúp Shopee mở rộng thị phần nhanh chóng. Trong đó, quan trọng nhất là xây dựng mạng lưới khổng lồ kết nối chặt chẽ người bán và người mua. Với bước đệm này, Shopee đã tiếp tục phát triển với mô hình B2C. Bởi vậy, có thể nói, mô hình C2C đã trở thành nền móng vững chắc thúc đẩy hoàn hảo B2C. Từ đó, cạnh tranh trực tiếp với các “ông lớn” đang vận hành theo mô hình này. Điển hình là Lazada. Việc mở rộng mô hình giúp Shopee có thêm nhiều đối tác. Còn người dùng có thể dễ dàng lựa chọn được sản phẩm mình ưng ý nhất.
Shopee đã tạo được hiệu ứng marketing truyền miệng hiệu quả khi sở hữu “chợ” sản phẩm đa dạng. Ngoài ra, còn có dịch vụ hậu cần, chăm sóc khách hàng chuyên nghiệp. Từ đó, thúc đẩy làn sóng mua hàng online gia tăng.
7.6 Chiến lược marketing hiện đại, hiệu quả
Không thể không nhắc đến marketing trong các chiến lược kinh doanh của Shopee. Trước những thành tựu to lớn đến vậy, bỏ qua các hoạt động tiếp thị, truyền thông sẽ là một thiếu sót rất lớn. Trong những năm đầu, nhất là tại thị trường Việt Nam, Shopee đã chi đến 90% ngân sách cho các chiến lược marketing hiện đại. Shopee luôn hợp tác với những KOLs, Influencers nổi tiếng hàng đầu. Thậm chí mang tầm cỡ quốc tế như Cristiano Ronaldo, Blackpink,… Tại Việt Nam có Sơn Tùng MTP, ca sĩ Bảo Anh, cầu thủ Bùi Tiến Dũng,… Bởi vậy, có thể thấy, đây là “mảnh ghép” không thể thiếu.
8. Bài học kinh nghiệm từ chiến lược kinh doanh thành công của Shopee
Shopee ra đời đúng thời điểm sàn thương mại điện tử phát triển mạnh. Với lợi thế người đến sau với những kinh nghiệm quý báu được đúc rút. Shopee nhanh chóng chiếm được vị thế ấn tượng trên thị trường. Bởi vậy, đây là “tấm gương sáng” mà các doanh nghiệp có thể chắt lọc được rất nhiều bài học quý giá.
8.1 Xây dựng kế hoạch rõ ràng, cụ thể
Shopee luôn có những bước đi chậm và chắc trước khi gia nhập bất kì một thị trường, một quốc gia nào. Không ồ ạt và triển khai dập khuôn các chiến lược kinh doanh của Shopee. Thay vào đó, công ty đã có những nghiên cứu cụ thể và rõ ràng về mọi thứ. Đồng thời, so sánh với định tính dịch vụ của mình. Sau đó, lên kế hoạch kinh doanh cụ thể. Tiến hành triển khai, thăm dò để đưa ra đánh giá hiệu quả nhất với những điều chỉnh kịp thời.
8.2 Nghiên cứu kỹ lưỡng các đối thủ cạnh tranh
Các đối thủ cạnh tranh của Shopee không hề đơn giản. Đó đều là những “gã khổng lồ” và đang chiếm lĩnh rất nhiều thị trường trên thế giới. Tiêu biểu là Lazada. Do đó, để nắm bắt tổng quan cũng như có những chiến lược cạnh tranh kịp thời. Không thể không nghiên cứu các đối thủ cạnh tranh. Nhờ vậy, khai thác hiệu quả ưu thế cũng như dễ dàng xác định nhu cầu, mong muốn của khách hàng. Từ đó, nhanh chóng đưa ra các chiến lược kinh doanh đúng hướng nhất.
8.3 Định vị thương hiệu ấn tượng với giá trị riêng biệt
Hình ảnh thương hiệu là yếu tố không thể không đề cập trong các chiến lược kinh doanh của Shopee. Thương hiệu đã thành công tạo dựng thương hiệu nổi bật với những giá trị riêng trong mắt khách hàng. Từ USP “Rẻ vô địch” cho đến màu sắc đại diện, các hoạt động thường niên,… Bởi vậy, khi nhắc đến Shopee, hầu hết mọi người đều có thể liên tưởng và nghĩ ngay đến những giá trị nổi bật này. Tất nhiên, điều này còn giúp họ tạo nên sự nhận diện rất cao và tránh sự nhầm lẫn với các đối thủ của mình.
9. Tạm kết
Chiến lược kinh doanh của Shopee đã minh chứng cho hướng đi đúng đắn và tầm nhìn sâu rộng của thương hiệu này. Với lợi thế người đến sau, Shopee không những rút kinh nghiệm và tận dụng được xu hướng hiện thời. Nó còn đi tiên phong với những ưu điểm vượt trội và khác biệt hơn hẳn so với các nền tảng khác khi nắm bắt được xu hướng thị trường. Các chiến lược kinh doanh đa dạng, đa nền tảng và đáp ứng nhu cầu thị trường và từng tệp khách hàng. Nhà Hàng Số, trang thông tin hữu ích và uy tín với những cập nhật mới nhất tại chuyên mục case study.
5/5 – (1 bình chọn)