Cây cọ ta: Ý nghĩa, hình ảnh, cách trồng, chăm sóc tại nhà

Cây cọ ta: Ý nghĩa, hình ảnh, cách trồng, chăm sóc tại nhà

Cây cọ ta là cây cảnh được rất nhiều gia đình yêu thích nhờ bề ngoài đẹp mắt, mà lại dễ trồng. Hãy cùng tìm hiểu về đặc điểm và cách chăm sóc cây cọ ta nhé!

Luôn nằm trong danh sách những cây trồng được chọn để làm không gian xanh trong nhà, cây cọ ta dần trở nên vô cùng phổ biến ở Việt Nam. Hôm nay, hãy cùng Bách hóa XANH tìm hiểu xem cây cọ ta là cây gì, cũng như đặc điểm, tác dụng và cách chăm sóc cây cọ ta nhé!

1 Cây cọ ta là cây gì?

Nguồn gốc, ý nghĩa cây cọ ta

Cây cọ ta là cây gì?

Cây cọ ta hay còn được gọi là cây cọ lùn, có pháp danh khoa học là Livistona chinensis, thuộc học cau. Nguồn gốc của cây là từ miền Nam của Trung Quốc, và hiện tại thì nó được trồng ở rất nhiều nơi. Cây cọ ta sinh trưởng và phát triển tốt nhất ở vùng có khi hậu nhiệt đới.

Đặc điểm, phân loại cây cọ ta

Đặc điểm của cây cọ ta

Cây cọ là cây ưa sáng và chịu bóng bán phần, nên bạn hoàn toàn có thể trồng trong nhà, lẫn ngoài vườn. Tuy nhiên, nếu để trong nhà thì nên để nơi đón được nhiều ánh sáng.

Cây cọ ta có thân khá thấp, xung quanh có nhiều gai nhọn và xẹo do lá cũ rụng để lại. Lá chỉ mọc ở đỉnh, phần lá có tán xòe to và tròn giống chiếc quạt, phần mép xể sâu và đầu nhọn.

2 Tác dụng của cây cọ ta

Tác dụng của cây cọ ta

Tán lá to rộng, lại xanh mướt không chỉ làm dịu mắt người nhìn, mà cọ ta còn có thể thanh lọc không khi, cũng như cản lại các bụi bẩn từ bên ngoài, giúp môi trường sống trong lành hơn.

Ngoài các tác dụng làm cảnh, thì cây cọ còn mang nhiều ý nghĩa phong thủy. Theo dân gian thì cây cọ ta giúp gia chủ thu hút vận may, cũng như giúp giữ tiền tài, nhờ hình dáng những chiếc chụm lại ở phần gốc và vươn cao ở phần ngọn. Vì lý do đó mà ta thấy chúng thường được trưng trước cửa hoặc cổng nhà.

Theo phong thủy, cây cọ ta phù hợp với tất cả các cung mệnh, nhất là những người mệnh Thổ và mệnh Kim. Cây giúp những người mang hai mệnh này gặp nhiều may mắn về sự nghiệp, tài vận, cũng như che trở khỏi nhiều điều xấu xa, tai họa.

3  Cách trồng và chăm sóc cây cọ ta

 Cách chăm sóc cây cọ ta

Cách trồng Cây cọ ta tại nhà

Nhân giống: Bạn có thể trồng cây cọ ta bằng phương pháp nhân giống như gieo hạt hoặc trồng từ cây con.

Chọn chậu trồng cọ nhật: Chọn cây với chất liệu thông thoáng, khả năng thoát nước và tỏa nhiệt tốt, bền vững. Ngoài ra, nên chọn chậu phù hợp với kích thước, kiểu dáng cây.

Đất trồng: Chọn đất thịt, giàu mùn, hữu cơ, và thoát nước tốt. Thêm vào sỏi hoặc viên gạch to chắn ở lỗ thoát nước khi trồng để chắn ở lỗ thoát nước làm chậu không bị vít lỗ và thoát nước tốt.

Cách chăm sóc Cây cọ ta

Cây cọ ta rất dễ sinh trưởng và phát triển nên việc chăm sóc nó cũng khác dễ dàng, tuy nhiên có một số lưu ý sau đây:

  • Ánh sáng: Đây là một cây ưa sáng nên hãy để cây ở những nơi đón được nhiều ánh sáng. Nếu bạn trồng trong nhà thì hãy đem cây ra phơi nắng thường xuyên vào 2 buổi là buổi sáng sớm và chiều nhé!
  • Tưới nước: Cây rất thích ẩm, nên mỗi ngày ít nhất nên tưới cho cây 1 lần, còn tới mùa hanh khô thì tưới cỡ 3 lần. Và lưu ý là chỉ nên tưới vừa ướt đất, nếu nhiều nước quá cây dễ bị úng.
  • Đất trồng: Để cây phát triển tốt nhất bạn nên trộn đất thịt, bùn và phân hữu cơ lại để cây có nhiều dinh dưỡng. Nên bón thêm cho cây phân NPK trộn với phân hữu cơ khoảng 1 tháng 1 lần, giúp lá và thân luôn xanh tốt.

Lưu ý khi trồng và chăm sóc cây cọ ta

Khi trồng cây vào chậu không nên nén đất quá chặt, tránh làm đứt, nát rễ cây.

Nếu bạn trồng cây tại khu vực ít ánh sáng thì nên cho cây phơi nắng khoảng 2 – 3 tiếng mỗi ngày vào buổi sáng và chiều.

Chỉ nên tưới vừa ẩm đất, tưới quá nhiều sẽ làm cây ngập úng rồi chết.

45 hình ảnh đẹp về cây cọ ta

Cây cọ ta trang trí trong phòng

Cây cọ ta làm vật trang trí sang trong

Cây cọ ta thích hợp làm quà tặng, vật trang trí

Trên đây là tất tần tật những thông tin về cây cọ ta với những công dụng trong đời sống và cách trồng dành cho bạn tham khảo. Hy vọng bài viết có những thông tin hữu ích mà bạn đang tìm kiếm!

Chọn mua xịt phòng, sáp thơm bán tại Bách hóa XANH:

Bách hóa XANH