Các loại báo cáo tài chính của doanh nghiệp thường gặp nhất

Báo cáo tài chính có ý nghĩa vô cùng quan trọng đối với mỗi doanh nghiệp bởi nó là tài liệu phản ánh rõ ràng và chi tiết tình hình hoạt động tài chính cũng như là kết quả kinh doanh hằng năm của doanh nghiệp đó. Tuy nhiên, có rất nhiều thắc mắc đối với báo cáo tài chính như: có bao nhiêu loại báo cáo, Pháp luật có quy định ràng buộc nào đối với loại báo cáo này không,…Sau đây, Kế toán Anh Minh xin giới thiệu đầy đủ về các loại báo cáo tài chính thường gặp và bắt buộc phải có tại doanh nghiệp.

Các loại báo cáo tài chính của doanh nghiệp

Báo cáo tài chính là gì?

Dựa theo quy định tại Khoản 1 Điều 3  Luật Kế toán năm 2015, Báo cáo tài chính là tổng hợp các thông tin kinh tế phát sinh của doanh nghiệp được kế toán trình bày theo biểu mẫu quy định tại chế độ và chuẩn mực kế toán cung cấp thông tin về tình hình tài chính, hoạt động sản xuất kinh doanh và sự luân chuyển của dòng tiền vào ra trong doanh nghiệp.

Có hiểu đơn giản, báo cáo tài chính là báo cáo được lập từ phương thức tổng hợp các số liệu kế toán phát sinh trong một năm tài chính dùng để truyền tải các thông tin về tình hình hoạt động và hiệu quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp nhằm giúp người sử dụng thông tin có thể đưa ra các quyết định kinh tế hợp lý.

Báo cáo tài chính gồm những gì?

Theo quy định, các báo cáo tài chính của doanh nghiệp bao gồm 4 loại báo cáo chính : bảng cân đối kế toán, báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh, báo cáo lưu chuyển tiền tệ và thuyết minh báo cáo tài chính. Mỗi loại báo cáo được lập ra sẽ cung cấp các thông tin khác nhau về tình hình hoạt động của doanh nghiệp.

Bảng cân đối kế toán

Bảng cân đối kế toán

Bảng cân đối kế toán có 2 phần chính là tài tài và nguồn vốn. Trong một thời điểm xác đinh khi lập, nhân sự kế toán thực hiện phải luôn bảo đảm giá trị tổng tài sản bằng tổng nguồn vốn. Tài sản có tài sản ngắn hạn và dài hạn, nguồn vốn bao gồm nợ phải trả và vốn chủ sở hữu.

  • Ý nghĩa về mặt kinh tế:

+ Các số liệu được tổng hợp ở chỉ tiêu tài sản sẽ phản ánh tổng giá trị tài sản hiện có của doanh nghiệp tại thời điểm lập báo cáo như giá trị hàng hóa, nguyên vật liệu, tổng tiền và tương đương tiền, giá trị tài sản cố định,…

+ Các số liệu được tổng hợp ở chỉ tiêu nguồn vốn phản ánh quy mô tài chính, thực trạng hoạt động, tình hình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp tại thời điểm lập báo cáo

  • Ý nghĩa về mặt pháp lý:

+ Các số liệu được tổng hợp ở chỉ tiêu tài sản sẽ phản ánh tổng tài sản thuộc quyền quản lý và sử dụng của doanh nghiệp tại thời điểm lập báo cáo

+ Các số liệu được tổng hợp ở chỉ tiêu nguồn vốn phản ánh nguồn hình thành và trách nhiệm pháp lý của doanh nghiệp đối với các loại tài sản nêu trên tại thời điểm lập báo cáo

Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh

Báo cáo kết quả kinh doanh là loại báo cáo thể hiện các khoản doanh thu, chi phí và lợi nhuận của doanh nghiệp tại thời điểm lập, giúp người dùng nắm bắt được tình hình hoạt động cùng kết quả kinh doanh.

  • Như đã nêu trên, báo cáo kết quả kinh doanh có thể chia làm ba phần chính gồm

+ Doanh thu: là doanh thu từ việc bán hàng hóa, thành phẩm, cung cấp dịch vụ. Ngoài ra sẽ có chỉ tiêu doanh thu hoạt động tài chính( mã số 21) và thu nhập khác (mã số 31) dùng để phản ánh các khoản doanh thu tài chính và thu nhập khác phát sinh trong kì

+ Chi phí: phản ánh các khoản chi phí ra để phục vụ cho việc quá trình hoạt động sản xuất và quản lý doanh nghiệp. Ngoài ra sẽ có chỉ tiêu chi phí tài chính( mã số 22) và chi phí khác (mã số 32) dùng để phản ánh các khoản chi phí tài chính và chi phí khác phát sinh trong kỳ

+ Lợi nhuận: sau khi lấy doanh thu trừ chi phí sẽ ra lợi nhuận.

Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh

Báo cáo lưu chuyển tiền tệ

Báo cáo lưu chuyển tiền tệ phản ánh cụ thể sự luân chuyển của dòng tiền vào và ra trong doanh nghiệp tại một thời điểm xác định giúp chủ doanh nghiệp có thể nắm bắt và phân tích hoạt động thu chi của doanh nghiệp mình nhằm đưa ra giải pháp điều chỉnh, cân đối hiệu quả.

  • Báo cáo lưu chuyển tiền tệ có thể chia làm ba phần chính:

+ Lưu chuyển tiền từ hoạt động kinh doanh: là tiền liên quan đến các hoạt động sản xuất kinh doanh tạo ra doanh thu của doanh nghiệp để trả các khoản chi phí duy trì doanh nghiệp.

+ Lưu chuyển tiền từ hoạt động đầu tư: là tiền liên quan đến việc mua sắm, xây dựng, nhượng bán, thanh lý tài sản và các khoản đầu tư khác không thuộc các khoản tương đương tiền

+ Lưu chuyển tiền từ hoạt động tài chính:  là tiền liên quan đến việc thay đổi về quy mô và kết cấu của vốn chủ sở hữu và vốn vay của doanh nghiệp

Báo cáo lưu chuyển tiền tệ

Bản thuyết minh báo cáo tài chính

Thuyết minh báo cáo tài chính dùng để phân tích và trình bày rõ ràng hơn các thông tin, số liệu trong bảng cân đối kế toán, báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh và báo cáo lưu chuyển tiền tệ giúp người sử dụng hiểu rõ về tình hình hoạt động của doanh nghiệp.

  • Bản thuyết minh báo cáo tài chính có thể chia làm 3 phần chính:

+ Đặc điểm hoạt động của doanh nghiệp: trình bày hình thức sở hữu vốn, lĩnh vực kinh doanh và đặc điểm hoạt động của doanh nghiệp trong năm tài chính.

+ Chính sách kế toán áp dụng tại Doanh nghiệp trình bày các thông tin liên quan như kỳ kế toán năm, đơn vị tiền tệ sử dụng trong kế toán, chế độ kế toán áp dụng,…

+ Thông tin bổ sung cho các khoản mục trình bày trong bảng cân đối kế toán trình bày chi tiết các thông tin tương tự bảng cân đối kế toán

Bản thuyết minh báo cáo tài chính

Báo cáo tài chính nội bộ gồm những gì?

Báo cáo tài chính nội bộ là báo cáo thể hiện tổng hợp thông tin về tình hình kinh doanh thực tế của doanh nghiệp, trình bày toàn bộ các số liệu phát sinh nội bộ trong kỳ kế toán hoặc tại thời điểm lập báo cáo, được xem là tài liệu không thể thiếu trong hệ thống quán lý doanh nghiệp. Báo cáo tài chính nội bộ sẽ có sự chênh lệch nhất định so với báo cáo tài chính nộp cho cơ quan nhà nước bời báo cáo tài chính nội bộ có thể bao gồm những hoạt động không có các hóa đơn chứng từ. Báo cáo tài chính nội bộ sẽ có số liệu thực tế rõ ràng hơn so với báo cáo khác.

Tương tự như báo cáo tài chính doanh nghiệp dùng gửi đến cơ quan nhà nước và công bố đến các đối tượng ngoài bên ngoài, báo cáo tài chính nội bộ cũng gồm có 4 loại báo cáo chính: bảng cân đối kế toán, báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh, báo cáo lưu chuyển tiền tệ và thuyết minh báo cáo tài chính.

Bộ báo cáo tài chính nộp cho cơ quan thuế gồm những gì?

Như đã nêu trên, một bộ báo cáo tài chính mà doanh nghiệp dùng để nộp cho cơ quan thuế sẽ gồm:

  • Bảng cân đối kế toán
  • Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh
  • Báo cáo lưu chuyển tiền tệ
  • Thuyết minh các báo cáo tài chính

Ngoài ra, căn cứ theo Khoản 3 Điều 43 Luật quản lý thuế số 38/2019/QH14, ngoài bộ báo cáo tài chính với các báo cáo nêu trên, doanh nghiệp phải nộp thêm các tờ khai quyết toán năm gồm:

  • Tờ khai Quyết toán thuế thu nhập cá nhân mẫu 05/QTT-TNCN (Nếu trong năm không trả lương cho bất kỳ 1 nhân viên nào, thì không phải nộp)
  • Tờ khai quyết toán thuế thu nhập doanh nghiệp theo mẫu 03/TNDN

Ý nghĩa của báo cáo tài chính đối với doanh nghiệp

Báo cáo tài chính là báo cáo quan trọng nhất trong tất cả các loại báo cáo kế toán tại doanh nghiệp bởi những ý nghĩa quan trọng mà nó mang lại. Cụ thể như sau:

  • Báo cáo tài chính phản ánh toàn diện những nghiệp vụ kinh tế phát sinh được trình bày một cách tổng quát về hoạt động sản xuất kinh doanh, tình hình tài chính trong một kỳ kế toán của doanh nghiệp. Đi cùng đó là tình trạng các khoản công nợ, nguồn hình thành tài sản của doanh nghiệp.
  • Báo cáo tài chính cung cấp những thông tin tài chính để người sử dụng đánh giá và xác định được kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp qua một kỳ kế toán. Ngoài ra, nó còn là cơ sở để kiểm tra, giám sát hoạt động sử dụng vốn cũng như khả năng huy động vốn khi cần thiết để giúp cho việc hoạt phát triển của doanh nghiệp.
  • BCTC là căn cứ quan trọng để nhà quản trị tiến hành phân tích, nghiên cứu, phát hiện từ đó xây dựng các kế hoạch kinh tế – kỹ thuật, tài chính cho doanh nghiệp nhằm đề ra hệ thống các biện pháp khoa học giúp doanh nghiệp không ngừng nâng cao hiệu tính quả sử dụng vốn sản xuất kinh doanh, tăng lợi nhuận.
  • Đối với những đối tượng bên ngoài doanh nghiệp, báo cáo tài chính có tác dụng vô cùng to lớn như:  Các cơ quan nhà nước dựa vào báo cáo tài chính để thưc hiện thanh tra tra giám sát nghĩa vụ nộp thuế cũng như là  hướng dẫn, tư vấn cho doanh nghiệp thực hiện các chính sách, Các nhà đầu tư sẽ nhìn vào báo cáo tài chính của doanh nghiệp để phân tích và đưa ra quyết định đầu tư phù hợp,…

Ý nghĩa của báo cáo tài chính đối với doanh nghiệp

Thời hạn nộp báo cáo tài chính và mức xử phạt khi nộp chậm

  • Thời hạn nộp báo cáo tài chính

Dựa theo Điều 109 Thông tư 200/2014/TT-BTC, thì: Thời hạn nộp Báo cáo tài chính năm chậm nhất là 90 ngày kể từ ngày kết thúc kỳ kế toán năm. Đối với doanh nghiệp nhà nước thời hạn nộp Báo cáo tài chính năm chậm nhất là 30 ngày, kể từ ngày kết thúc kỳ kế toán quý; Đối với công ty mẹ, Tổng công ty Nhà nước thì chậm nhất là 90 ngày. Đối với doanh nghiệp tư nhân và công ty hợp danh thì thời hạn phải nộp Báo cáo tài chính năm chậm nhất là 30 ngày, kể từ ngày kết thúc kỳ kế toán năm

  • Quy định xử phạt

Căn cứ theo Điều 12 Nghị định 41/2018/NĐ-CP ngày 12/03/2018 Quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực kế toán, kiểm toán độc lập thì mức xử phạt hành vi vi phạm quy định về nộp và công khai báo cáo tài chính như sau:

Nội dung vi phạm
Mức xử phạt

Nộp báo cáo tài chính cho cơ quan nhà nước có thẩm quyền chậm dưới 03 tháng so với thời hạn quy định
5.000.000 đồng – 10.000.000 đồng

Công khai báo cáo tài chính chậm dưới 03 tháng so với thời hạn quy định

Công khai báo cáo tài chính không đầy đủ nội dung theo quy định;
10.000.000 đồng – 20.000.000 đồng

Nộp báo cáo tài chính cho cơ quan nhà nước có thẩm quyền không đính kèm báo cáo kiểm toán đối với các trường hợp mà pháp luật quy định phải kiểm toán báo cáo tài chính;

Nộp báo cáo tài chính cho cơ quan nhà nước có thẩm quyền chậm từ 03 tháng trở lên so với thời hạn quy định;

Công khai báo cáo tài chính không kèm theo báo cáo kiểm toán đối với các trường hợp mà pháp luật yêu cầu phải kiểm toán báo cáo tài chính;

Công khai báo cáo tài chính chậm từ 03 tháng trở lên so với thời hạn quy định.

Thông tin, số liệu công khai báo cáo tài chính sai sự thật;
20.000.000 đồng – 30.000.000 đồng

Cung cấp, công bố các báo cáo tài chính để sử dụng tại Việt Nam có số liệu không đồng nhất trong một kỳ kế toán.

Không nộp báo cáo tài chính cho cơ quan nhà nước có thẩm quyền;
40.000.000 đồng – 50.000.000 đồng

Không công khai báo cáo tài chính theo quy định.

Kết luận

Thông qua bài viết trên, Kế toán Anh Minh đã truyền đạt đến quý doanh nghiệp nói riêng và toàn thể mọi người nói chung về các loại báo cáo tài chính cũng như là tầm quan trọng của nó. Tuy nhiên để có thể lập một báo cáo tài chính hoàn chỉnh và đúng theo quy định pháp luật thì cần một nhân sự kế toán dày dặn kinh nghiệm, nắm vững các thông tư nghị định do bộ tài chính ban hành, điều này tương đối khó khăn cho nhiều doanh nghiệp. Hiểu được điều đó ,Kế toán Anh Minh thực hiện cung cấp dịch vụ làm báo cáo tài chính để đem đến cho doanh nghiệp sự lựa chọn hoàn hảo với chi phí tiết kiệm nhất.

Qúy khách hàng có nhu cầu sử dụng dịch vụ báo cáo tài chính cuối năm, hãy liên hệ ngay Kế toán Anh Minh để được tư vấn, hỗ trợ nhiệt tình chi tiết nhất.

Kế toán Anh Minh xin được hân hạnh hỗ trợ và đồng hành cũng quý doanh nghiệp!

Bài viết liên quan:

Các chỉ số tài chính quan trọng các doanh nghiệp cần lưu ý

Báo cáo tài chính gồm những gì? Ý nghĩa của BCTC

🕿 Gọi ngay Hotline: 0913 479 676 Ms. Hạnh để được tư vấn chi tiết và nhanh nhất

——————————————————————-
Thông tin liên hệ:
CÔNG TY TNHH DỊCH VỤ TƯ VẤN VÀ ĐẠI LÝ THUẾ ANH MINH
Hotline / Zalo tư vấn: 0913.479.676 (MS.HẠNH)
Website: https://ketoanthuduc.vn/ – https://thanhlapcongtyvn.com.vn
Email : [email protected]
Trụ sở chính: 52/28/2 Đường số 12, Tam Bình, Thủ Đức, Tp.HCM