Các điểm khác nhau giữa trái phiếu chính phủ và trái phiếu doanh nghiệp

Các điểm khác nhau giữa trái phiếu chính phủ và trái phiếu doanh nghiệp

Trái phiếu là gì ?

Trái phiếu là một chứng nhận nghĩa vụ nợ được phát hành bởi doanh nghiệp, chính phủ hoặc các tổ chức kinh tế nhằm huy động vốn để phục vụ cho việc sản xuất kinh doanh, dự án đầu tư, các công trình công cộng hoặc cân bằng thu chi ngân sách.

Nhà đầu tư sở hữu trái phiếu được gọi là trái chủ và được nhận lãi định kỳ theo tháng, quý hoặc năm. Trong khi tổ chức phát hành trái phiếu ghi nhận nợ trái phiếu và có nghĩa vụ phải trả lãi định kỳ cho đến khi trái phiếu hết hạn.

Các điểm khác nhau giữa trái phiếu chính phủ và trái phiếu doanh nghiệp

Có hai loại trái phiếu mà nhà đầu tư hay nhắc đến đó là trái phiếu doanh nghiệp và trái phiếu chính phủ, cả hai loại trái phiếu này đều là chứng nhận nghĩa vụ nợ và trả lãi định kỳ cho trái chủ. Nhưng sẽ có những điểm khác biệt giữa hai loại trái phiếu này.

Tổ chức phát hành và mục đích phát hành: Trái phiếu chính phủ được phát hành bởi Bộ tài chính nhằm huy động vốn cho ngân sách nhà nước hoặc huy động vốn cho dự án đầu tư nhà nước. Trái phiếu doanh nghiệp được phát hành bởi doanh nghiệp nhằm mục đích bổ sung vốn kinh doanh hoặc tài trợ cho việc mở rộng hoạt động sản xuất kinh doanh.

Hình thức phát hành: Trái phiếu chính phủ thường được phát hành thông qua đấu giá, Trái phiếu doanh nghiệp do doanh nghiệp tự quyết định trong mỗi đợt phát hành theo quy định tại thị trường phát hành

Lãi suất: Trái phiếu chính phủ được phát hành theo lãi suất cố định, thả nổi hoặc lãi suất chiết khấu do Kho bạc nhà nước quyết định theo khung lãi suất do Bộ Tài chính quy định. Trái phiếu doanh nghiệp được phát hành với lãi suất cố định, thả nổi hoặc kết hợp cố định và thả nổi, mức lãi suất được xác định phù hợp với tình hình tài chính và khả năng thanh toán nợ của doanh nghiệp.

Rủi ro: Trái phiếu doanh nghiệp có mức độ rủi ro tương đối do phụ thuộc vào khả năng thanh toán doanh nghiệp, trường hợp doanh nghiệp phá sản hoặc mất khả năng thanh toán thì trái chủ sẽ được nhận lại vốn trước cổ đông sở hữu cổ phiếu sau khi doanh nghiệp hoàn tất các nghĩa vụ nợ. Trái phiếu chính phủ có mức độ rủi ro cực thấp, khi chính phủ có khả năng tạo tiền để gốc và lãi cho trái phiếu nên khả năng mất thanh khoản gần như không có.

Kỳ hạn: Kỳ hạn chuẩn đối với trái phiếu chính phủ là 3 năm, 5 năm, 7 năm, 10 năm, 15 năm, 20 năm, 30 và 50 năm. Trong khi đó, kỳ hạn đối với trái phiếu doanh nghiệp thường ngắn hơn thường là khoảng 1 – 3 năm

Khả năng chuyển đổi sang cổ phần: Trái phiếu doanh nghiệp có khả năng chuyển đổi sang vốn cổ phần khi là trái phiếu chuyển đổi, từ đó trái chủ trở thành cổ đông của doanh nghiệp có quyền biểu quyết và hưởng cổ tức. Trọng khi trái phiếu chính phủ không được phép chuyển đổi, nhà đầu tư chỉ có thể nắm giữ đến hết vòng đời trái phiếu hoặc bán đi

Điều cần quan tâm khi mua trái phiếu doanh nghiệp hoặc trái phiếu chính phủ

đầu tư vào trái phiếu doanh nghiệp

Với mức độ rủi ro của mỗi loại trái phiếu, trái phiếu doanh nghiệp sẽ có mức lãi suất cao hơn so với lãi suất ngân hàng. Trái phiếu chính phủ sẽ có lãi suất thấp hơn lãi suất ngân hàng do rủi ro là gần như bằng không.

Vì vậy, khi lựa chọn đầu tư trái phiếu chính phủ thì nhà đầu tư chỉ cần cân nhắc về giá của trái phiếu chính phủ để đạt được tỷ suất sinh lời tốt hơn.

Trong khi đó, khi lựa chọn đầu tư trái phiếu nhà đầu tư nên cân nhắc các vấn đề sau:

+ Uy tín của doanh nghiệp phát hành: Việc trả lãi và thanh toán gốc trái phiếu phụ thuộc vào tình hình hoạt động và mở rộng kinh doanh của doanh nghiệp. Nên khi đầu tư bạn nên đánh giá thật kỹ tình hình tài chính của doanh nghiệp.

+ Điều khoản phát hành: xem xét các điều khoản phát hành trái phiếu, lãi suất, kỳ hạn, thời gian trả lãi, cam kết bán lại trái phiếu, tài sản đảm bảo,….

Tham khảo thêm:

Trái phiếu doanh nghiệp

Tổng kết

Trái phiếu là một loại chứng khoán nợ hấp dẫn mà ở đó nhà đầu tư có thể nhận được lãi suất định kỳ mà không bị tác động bởi thị trường. Tùy theo kế hoạch tài chính và khẩu vị rủi ro mà bạn có thể lựa chọn trái phiếu doanh nghiệp, gửi ngân hàng hoặc trái phiếu chính phủ. Chúc bạn thành công!

Powered by Froala Editor