Báo Chí Là Gì? Các Vị Trí Của Ngành Báo Chí Thu Hút Ứng Viên
Tổng quan về ngành báo chí
1. Báo chí là gì?
Báo chí là một hình thức truyền tải thông tin thông qua việc viết về các chủ đề liên quan đến tin tức cho tất cả các phương tiện, in và không in. Không chỉ vậy báo chí còn là quá trình phức tạp của việc lấy thông tin và sàng lọc thông tin, chỉnh sửa thông tin và đưa ra bối cảnh.
Báo chí kết hợp tất cả mọi thứ từ tin tức về chính trị và các vấn đề công cộng, cho đến khía cạnh nhẹ nhàng hơn, bao gồm sự quan tâm của con người và những câu chuyện về người nổi tiếng.
2. Cơ hội việc làm của ngành báo chí
Cơ hội việc làm báo chí hiện nay rất nhiều cho không chỉ sinh viên chuyên ngành báo chí mà cả của những người có đam mê với nghề báo. Từ các nhà đài, tòa soạn hay cả những trang báo mạng đều có những đợt tuyển dụng phóng viên, biên tập viên lớn hàng quý, thậm chí là hàng tháng.
Các mảng, chủ đề viết bài cũng rất đa dạng để cho các cộng tác viên báo chí thử sức. Bên cạnh những kênh báo chính thức còn có các kênh thông tin và những website cần bộ phận viết content cũng là những mảnh đất việc làm dành cho sinh viên học báo chí.
Những tố chất cần có của người theo ngành báo chí
1. Không ngại gian khổ
Được biết ngành báo chí không chỉ chịu áp lực và sức ép về thời gian deadline để “lên cho kịp bài” mà còn phải đối mặt với những hiểm nguy luôn rình rập như phải tác nghiệp trong những mùa mưa lũ, chiến tranh, phản ánh cái xấu…
Vậy nên để hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao bạn phải hết sức năng động, linh hoạt và say mê thâm nhập cuộc sống để phản ánh những vấn đề xã hội.
Người viết cần phải nắn nót từng con chữ, từng câu từ để có được một tác phẩm báo chí hay, sắc sảo, có sức lan tỏa rộng, được độc giả chú ý và gây được ấn tượng sâu sắc trong lòng bạn đọc.
Gây dựng nên “tên tuổi” riêng, tạo được niềm tin nơi công chúng dành cho mình và họ luôn “mong ngóng” những sản phẩm/tác phẩm của bạn thì đó chính là điều hạnh phúc nhất của nghề báo.
2. Phản ánh trung thực, khách quan
Hiện nay, có những vấn đề nhức nhối trong xã hội và sự “cám dỗ” của đồng tiền nên có nhiều phóng viên/nhà báo không thể chiến thắng được “góc tối” đó.
Nhiều người trong số họ đã không làm chủ được và nhận những khoản tiền đút lót, hối lộ để che đậy sự thật, phản ánh khác đi hoặc phớt lờ những cái xấu. Điều này trong “từ điển” đạo đức nghề báo không hề cho phép xuất hiện.
Để trở thành một phóng viên giỏi trước tiên bạn cần hiểu rằng “tiên học lễ, hậu học văn”, luôn đặt lợi ích của tập thể và xã hội lên hàng đầu, bởi có tài mà không có đức thì mọi công sức đều “đổ sông, đổ biển”.
3. Tư duy nhạy bén
Để nhìn nhận chuẩn xác vấn đề và có thể phản ánh đúng tính chất báo chí thì một người phóng viên cần có tư duy nhanh nhạy và phân tích tình huống “khác biệt” so với những người bình thường.
Một vụ án, một phóng sự bên cạnh cách dẫn dắt tin tức thường gặp, trình bày đúng – đủ thì người phóng viên nên đưa ra những góc nhìn sự việc khác biệt hơn, khai thác những khía cạnh mà những người đồng nghiệp ít khi nghĩ đến.
Luôn biết cách nắm bắt thị hiếu cũng như suy nghĩ của công chúng, rằng họ muốn thấy những vấn đề gì trên mặt báo, xem gì trên truyền hình… để từ đó có những tác phẩm “để đời”.
4. Học thêm ngoại ngữ
Nếu là một phóng viên giỏi và được tòa soạn cử đi nước ngoài để tác nghiệp ở các sự kiện lớn thì có lẽ rất vinh dự bởi cơ hội dành cho những lần đi nước ngoài là không nhiều. Nhưng sẽ thế nào nếu vốn ngoại ngữ của bạn không đảm bảo?
Vì thế song song với việc nâng cao nghiệp vụ nghề báo bạn cũng cần trang bị cho mình một ngoại ngữ (nhất là tiếng Anh) để có thể đáp ứng được yêu cầu của cơ quan cũng như mở ra nhiều “cảnh cửa” cho tương lai nghề nghiệp.
Các vị trí của ngành báo chí thu hút ứng viên
1. Phóng viên
Nhà báo, phóng viên là người lấy tin, điều tra các vụ việc thu hút sự chú ý trong xã hội, viết các bài phân tích, đánh giá tình hình chính trị, tài chính, kinh tế, thời sự, đưa tin về các vụ án, trường hợp tuyên dương, khen thưởng, sự kiện thể thao,…
Việc làm Phóng viên
Nhà báo, phỏng viên phải là người có bằng cấp, qua đào tạo chuyên môn, có kỹ năng viết và nói xuất sắc.
Bên cạnh đó, phóng viên cũng phải là người lăn xả, chịu được vất vả, thường xuyên đi công tác, đi hiện trường, biết chụp ảnh và chỉnh sửa video. Ngoài ra, để làm tốt công việc này, bạn cần có ý thức tự giác, sự kiên định, khách quan.
2. Biên tập viên
Biên tập viên là một vị trí việc làm báo chí, truyền thông phù hợp với những người cầu toàn, tỉ mí và có năng lực ngôn ngữ tốt.
Vai trò của biên tập viên là đảm bảo các tác phẩm báo chí, bài viết, sách, tác phẩm văn học,… được chỉnh sửa hoàn hảo, không còn lỗi ngữ pháp, lỗi chính tả và đặc biệt là lỗi dùng từ, lỗi diễn đạt.
Việc làm Biên tập viên
Nói cách khác, bạn sẽ đọc, kiểm tra và sửa nội dung trước khi xuất bản. Biên tập viên cũng phải đảm bảo nội dung nhất quán, logic.
3. Phát thanh viên
Phát thanh viên là một trong những vị trí việc làm tốt nhất trong lĩnh vực báo chí, truyền thông vì chế độ đãi ngộ và mức lương cao, môi trường làm việc mới mẻ.
Công việc này phù hợp với những người hướng ngoại, chăm chỉ, có giọng nói hay và kỹ năng xử lý tính huống tốt. Bạn có thể làm việc ở đài truyền hình hoặc đài phát thanh, thông báo tin tức âm nhạc, thời sự, thể thao, phỏng vấn,…
Các phát thanh viên đôi khi cũng phải tiến hành nghiên cứu hoặc viết kịch bản cho chương trình hoặc các cuộc phỏng vấn. Một số công việc liên quan có thể bao gồm người dẫn chương trình (MC), DJ.
4. Kỹ thuật viên phát thanh và truyền hình
Kỹ thuật viên phát thanh và truyền hình là những nhân viên hậu trường chịu trách nhiệm lắp ráp, vận hành và bảo trì thiết bị điện cho chương trình truyền hình, buổi hòa nhạc, ghi âm và phim truyện, video.
Họ cũng có thể điều chỉnh thiết bị âm thanh, sửa chữa và khắc phục các sự cố kỹ thuật. Công việc này chủ yếu bao gồm làm việc với thiết bị và chỉnh sửa trên máy tính.
5. Nhà văn, copywriter, content marketing
Viết lách là một trong những lựa chọn hấp dẫn khác trong ngành báo chí, truyền thông. Ngày nay, những người làm nhà văn, copywriter hay content marketing thường học chuyên ngành báo chí, truyền thông hoặc văn học, ngôn ngữ học. Họ viết sách, quảng cáo, kịch bản, tạp chí và ấn phẩm trực tuyến, nội dung web, mạng xã hội,…
Việc làm Content Marketing
Để thành công trong lĩnh vực viết lách này, bạn cần có kỹ năng viết tốt, sử dụng ngôn ngữ linh hoạt, phù hợp, lựa chọn chủ đề “hot” thu hút độc giả và có sự sáng tạo.
6. Biên tập phim và video, nhân viên quay phim
Hầu hết mọi người đều thích xem phim, video hoặc chương trình truyền hình. Ngoài kịch bản thú vị, diễn viên đẹp và diễn xuất tốt, nhà sản xuất cần tuyển dụng nhân viên quay phim, người biên tập phim và video.
Đây cũng là một công việc vô cùng thú vị trong lĩnh vực truyền thông. Bạn sẽ ghi lại hình ảnh của các bộ phim, video, MV, phim tài liệu, tin tức, sự kiện thể thao,…
Bạn phải trải qua đào tạo chuyên môn và rèn luyện kỹ năng để xác định góc quay và kỹ thuật quay dựa trên tầm nhìn của đạo diễn. Bạn cũng phải sử dụng thành thạo các thiết bị, phần mềm chỉnh sửa.
7. Giám đốc sáng tạo
Giám đốc sáng tạo chịu trách nhiệm cho những dự án hình ảnh và nội dung thu hút sự chú ý của cộng đồng. Đây là một vị trí cấp quản lý trong ngành báo chí, truyền thông, phù hợp với người có thiên hướng nghệ thuật, sáng tạo, bắt kịp xu hướng, có mắt thẩm mỹ tốt, khả năng thiết kế và đánh giá.
Việc làm Ngành Báo Chí – Truyền Hình
Nghề báo rất khó để theo đuổi đến cùng nếu như không thực sự yêu nghề. Nếu biết nỗ lực, biến những điều không thể thành có thể thì một ngày nào đó bạn sẽ được đền đáp.
“Người ta làm được thì mình cũng sẽ làm được, người ta chưa làm được thì mình là người đầu tiên”. Viecoi chúc bạn thành công trên con đường tìm kiếm ước mơ !