Băng tan và hậu quả khôn lường đến khí hậu toàn cầu

Băng tan và hậu quả khôn lường đến khí hậu toàn cầu

554 Lượt xem – Update nội dung: 22-08-2022 14:12

Tính từ khoảng thời gian từ năm 1979 đến năm 2020, diện tích băng ở Bắc cực bị giảm gấp 6 lần diện tích nước Đức do bị tan. Các nghiên cứu được công bố trên tạp chí The Cryosphere đã cho thấy tốc độ băng tan hiện tại diễn ra nhanh hơn 57% so với 30 năm cách đây. Điều này đã kéo theo rất nhiều hệ lụy nghiêm trọng đến môi trường sống toàn cầu như mực nước biển không ngừng dâng cao, nhiều vùng trên đất bị ngập mặn nghiêm trọng và tình trạng thiếu nước ngọt ở khắp nơi.

Băng tan và hậu quả khôn lường

1. Vai trò không thể thay thế của lục địa băng

Lục địa băng có vai trò không thể thay thế trên trái đất, cụ thể một số vai trò như sau:

– Lưu trữ nước ngọt: 70% lượng nước ngọt trên toàn cầu đến do các lục địa băng và sông băng lưu trữ. Đây cũng là phần quan trọng đối với chu trình nước toàn cầu.

– Cân bằng nhiệt độ trên trái đất: Lục địa băng được ví như hệ điều hòa của trái đất bởi chúng giúp phản lại 80% bức xạ mặt trời, làm chậm quá trình nóng lên toàn cầu.

– Duy trì sự đa dạng của hệ sinh thái động, thực vật: Lục địa băng và các sông băng là nơi cư trú của nhiều loài động thực vật.

– Giảm thiểu sự khắc nghiệt của thời tiết: Lục địa băng giúp hạn chế hơi nước từ đại dương bốc lên khí quyển, ngăn cản các cơn bão lớn hình thành và phát triển.

– Thực trạng băng tan hiện nay: Theo dữ liệu vệ tinh từ năm 1994 – 2017, các nhà khoa học Anh đã tính toán mỗi năm thế giới mất đi 1.200 tỷ tấn băng trong những năm gần đây, trong khi ở thập niên 1990, con số này là 800 tỷ tấn băng/năm. Cũng trong giai đoạn này, trái đất mất đi 28 nghìn tỷ tấn băng.

2. Nguyên nhân khiến băng tan

Dưới đây là một vài nguyên nhân phổ biến tác động tới việc băng tan trên trái đất:

  • Núi lửa phun trào: Hoạt động phun trào của núi lửa đã thải ra hàng tấn tro bụi vào không khí và tác động đến việc tan chảy của các tảng băng ở 2 cực.

  • Do hoạt động của con người

  • Hoạt động sản xuất công nghiệp: Mỗi ngày, các công ty, nhà máy, xí nghiệp thải ra một lượng lớn khí thải vào bầu khí quyển. Khí thải công nghiệp là nguyên nhân hàng đầu gây hiệu ứng nhà kính, khí hậu toàn cầu nóng lên.

  • Hoạt động sản xuất nông nghiệp: Hoạt động phun thuốc trừ sâu, phân bón cho cây trồng, đốt rừng đốt rẫy làm nương.

  • Xử lý chất thải tại các bãi chôn lấp: Theo thống kê, các bãi xử lý rác chiếm 3% lượng khí nhà kính. Môi trường chôn lấp rác thường thiếu khí oxy nên các hợp chất hữu cơ dễ dàng chuyển hóa thành khí metan gây hiệu ứng nhà kính.

  • Phương tiện giao thông: Bên cạnh các hoạt động khác thì phương tiện giao thông cũng góp phần làm gia tăng hiệu ứng nhà kính. Khí thải từ các phương tiện giao thông chứa nhiều hydrocacbon, oxit nitơ (NOx), oxit carbon (CO), benzen, bụi chì, v.v.. và nhiều chất nguy hại khác gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến môi trường không khí.

nguyên nhân chính khiến băng tan chảy

3. Những hệ lụy của băng tan chảy

Băng tan chảy gây ra rất nhiều hệ lụy đến môi trường và cuộc sống của con người, dưới đây là một số hệ lụy thường gặp do băng tan gây nên:

Mực nước biển dâng cao

Biến đổi khí hậu đã thúc đẩy làm các khối băng ở Bắc cực và Nam cực tan nhanh chóng. Những khối băng khổng lồ tách rời nhau, trôi nổi trên biển khiến mực nước biển dâng cao. Hiện tượng “biển lấn”, nước biển xâm nhập sâu vào trong đất liền đang diễn ra mạnh mẽ hiện nay. Các vùng đất ven biển, ven sông bị nhiễm mặn ngày càng nhiều.

Biến đổi khí hậu toàn cầu

Như đã đề cập, lục địa băng có vai trò giảm thiểu sự khắc nghiệt của thời tiết. Một khi lượng băng bị sụt giảm sẽ khiến các cơn bão dễ hình thành và sóng biển càng lớn hơn. Thiên tai như lũ lụt, hạn hán càng trở nên nghiêm trọng với tần suất dày đặc hơn. Đồng thời nước ngọt sẽ dần cạn kiệt vì các lục địa băng lưu trữ ¾ lượng nước ngọt trên trái đất.

Ảnh hưởng đến giao thông đường biển

Những tảng băng lớn trôi nổi trên biển ảnh hưởng đến tàu thuyền di chuyển. Nếu chẳng may va phải các tảng băng có kích thước lớn sẽ khiến tàu tuyền bị hư hỏng nặng, thậm chí bị chìm. Trong quá khứ, ắt hẳn mỗi chúng ta đều nhớ đến thảm họa lịch sử kinh hoàng vụ chìm tàu Titanic do va phải núi băng khổng lồ vào năm 1912 đã lấy đi sinh mạng của hơn 1.500 người.

Ảnh hưởng đến môi trường sống của con người và động vật

Các sông băng có nhiệm vụ cân bằng nhiệt độ trái đất, duy trì hệ sinh thái. Băng tan khiến cho môi trường sống của nhiều loài động vật bị đe dọa. Điển hình là chim cánh cụt và gấu bắc cực. Tốc độ băng tan nhanh khiến cho diện tích nơi cư trú bị thu hẹp dần và việc kiếm ăn của chúng ngày càng gặp nhiều khó khăn. Các số liệu thống kê cho thấy có khoảng 50 loài động thực vật có nguy cơ tuyệt chủng vào năm 2050.

Thiệt hại về kinh tế

Ngày 23.07. 2013, một nghiên cứu đăng trên báo Nature cho thấy hiện tượng băng tan có thể gây thiệt hại lên đến 60.000 tỷ đô la cho nền kinh tế toàn cầu. Nhiều quốc gia tiêu tốn ngân sách để xây dựng các con đê chắn sóng biển, đê ngăn ngập mặn nước biển xâm nhập vào đất liền. Đồng thời, tình trạng thời tiết cực đoan như lũ lụt, hạn hán ảnh hưởng đến hoạt động trồng trọt trong nông nghiệp và thiệt hại về kinh tế cho người nông dân.

Trên đây là những thông tin về băng tan – một trong những vấn đề môi trường đáng lo ngại mà Hợp Nhất đã tổng hợp. Cảm ơn quý bạn đọc đã dành thời gian đọc bài tin, chúng tôi vô cùng hoan nghênh bất cứ đóng góp, bổ sung nào từ quý bạn đọc để nội dung bài viết được tốt hơn.

Nguồn: tổng hợp