Bác sĩ 20 năm kinh nghiệm lưu ý cách nhận biết u máu ở trẻ nhỏ
U máu thường gặp ở trẻ nhỏ, hình dạng ban đầu giống nốt ruồi son, sau đó gồ lên hoặc phát triển thành mảng lớn màu hồng đậm.
Theo bác sĩ chuyên khoa II Nguyễn Nguyệt Nhã, u máu lành tính nhưng nếu không điều trị kịp thời sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng tới sức khỏe trẻ nhỏ. Bà có hơn 20 năm kinh nghiệm điều trị u máu, từng giữ chức Phó khoa sọ mặt tạo hình Bệnh viện Nhi Trung ương; học tập và làm việc tại Trung tâm sọ mặt Bệnh viện Changgung Menorial Đài Loan (Trung Quốc), Đại học Y Paris VI (Pháp); hiện công tác tại Bệnh viện Đa khoa Hồng Ngọc.
Bác sĩ chuyên khoa II Nguyễn Nguyệt Nhã hiện công tác tại Bệnh viện Đa khoa Hồng Ngọc.
– Thưa bác sĩ, u máu thường xuất hiện ở đâu?
– U máu là khối u bẩm sinh phổ biến nhất ở trẻ em. Đó là loại u lành tính của tế bào nội mạc lát thành mạch máu, xuất hiện lúc mới sinh và phát triển nhanh ở trẻ nhũ nhi. U dị dạng mạch máu cũng xuất hiện lúc chào đời, nhưng phát triển chậm hơn và tồn tại tới tuổi trưởng thành.
U mạch máu có thể xuất hiện mọi nơi trên cơ thể như da, đầu, mặt, cổ, mắt, chân, tay, nội tạng (gan, thận). Tỷ lệ u mạch máu ở vùng đầu, mặt, cổ chiếm cao nhất, trên 60%.
– Nguyên nhân gây u máu là gì?
– Hiện y khoa chưa có kết luận chính thức về nguyên nhân xuất hiện u máu. Một số giả thuyết cho rằng do di truyền từ cha mẹ sang con, rối loạn hormone, rối loạn miễn dịch, bất thường về mạch máu, ảnh hưởng của hóa chất, do mẹ nhiễm khuẩn hay virus trong thời gian mang thai, sau chấn thương…
– Có bao nhiêu loại u máu và nguy hiểm nhất là dạng nào?
– Hiện nay có 2 nhóm u máu: u tế bào nội mạc mạch máu và u dị dạng mạch máu. U tế bào nội mạc mạch máu xuất hiện lúc mới sinh, phát triển nhanh, khoảng 25% có hiện tượng thoái triển lúc 5-7 tuổi. Tỷ lệ bé gái mắc cao hơn bé trai 3-5 lần. Cơ chế sinh bệnh do có sự tăng sinh tế bào lát thành mạch máu, các tế bào nội mạc mới tạo thành các ống mạch máu mới, khiến u phát triển nhanh.
U dị dạng mạch máu là u dị dạng động mạch, tĩnh mạch, bạch mạch. Bệnh xuất phát do các tế bào nội mạc mạch máu không tăng sinh, không tạo thành các ống mạch máu mới và phát triển từ từ tới tuổi trưởng thành. Trong một số trường hợp, nếu không điều trị kịp thời có thể gây loét, nhiễm trùng, hoại tử u, chảy máu, suy tim, tắc nghẽn đường thở, ảnh hưởng tới thẩm mỹ.
Tỷ lệ bé gái mắc bệnh u máu cao hơn bé trai 3-5 lần. Ảnh minh họa
– Làm thế nào để nhận dạng được bệnh u máu?
– Để chẩn đoán bệnh u máu, có thể dựa vào phương pháp lâm sàng và cận lâm sàng. Đây cũng là 2 phương pháp mà tôi thường kết hợp khi thăm khám cho bệnh nhi tại Bệnh viện Đa khoa Hồng Ngọc.
Dựa vào lâm sàng có thể nhận biết các dạng u như thể u máu phẳng, u thể hang, u dưới da, u máu xương, u máu thể động mạch, u bạch mạch và u hỗn hợp.
Ngoài ra, sử dụng phương pháp cận lâm sàng như chụp mạch vùng u có hiện tượng ngấm thuốc mạnh, siêu âm vùng giãn âm rõ ở giữa; chụp CT Scan sọ mặt, chụp cộng hưởng từ MRI để xác định vị trí u, kích thước và sự xâm lấn của u; sinh thiết tế bào nếu u ở vùng sâu và khó xác định.
– Bác sĩ điều trị u máu như thế nào?
– Phần lớn u máu ở trẻ nhỏ thoái triển dần theo thời gian, đến khoảng 8-9 tuổi sẽ trở thành các tổ chức xơ mỡ. Tuy nhiên với trường hợp u máu phát triển nhanh, khối u đe dọa đến sự sống, chức năng hoặc thẩm mỹ thì cần điều trị sớm. Phát hiện khi diện tích u và mạch máu còn nhỏ, giúp việc điều trị mang lại kết quả cao hơn.
Tùy theo từng loại u máu cũng như mức độ của bệnh, mà bác sĩ quyết định có nên điều trị hay không; điều trị bằng phương pháp nào để khỏi bệnh, không gây ảnh hưởng nhiều tới sức khỏe và thẩm mỹ. Các phương pháp điều trị u mạch máu hiện có:
Điều trị steroid đường uống: Cần bác sĩ giàu kinh nghiệm điều trị và theo dõi sự đáp ứng của thuốc. Tuy nhiên, nếu dùng kéo dài có thể gây biến chứng (hội chứng cushing, nấm miệng, chậm phát triển tinh thần), tỷ lệ đáp ứng với thuốc chỉ 30%.
Tiêm xơ: Phương pháp có hiệu quả với u nội mạc mạch máu và u dị dạng mạch máu, nhưng phải được điều trị bởi bác sĩ có kinh nghiệm.
Điều trị bằng hoạt chất interferon a-2b: Theo nghiên cứu của Juan Manuel Marquer (Bệnh viện Đại học Nhi khoa La Habana, Cu Ba), phương pháp đáp ứng tốt cho trẻ 1,5-14 tháng tuổi.
Hoạt chất propranolol đường uống: Phương pháp đáp ứng tốt với thể u nội mạc mạch máu, song cần khám xét toàn thân trẻ, xét nghiệm chức năng gan, thận, siêu âm tim… trước khi áp dụng.
Phẫu thuật: Ứng dụng tùy thể bệnh, vị trí và mức độ khu trú của khối u.
Nút mạch: Ứng dụng cho trường hợp u dị dạng mạch máu, nhưng sau đó phải tiến hành phẫu thuật ngay mới có hiệu quả.
Phương pháp laser: Áp dụng cho trường hợp u phẳng và nông.
– Trong 20 năm điều trị u máu và phẫu thuật tạo hình, bác sĩ từng gặp những ca khó nào?
– Có nhiều trường hợp thương tâm, bé bị u máu bẩm sinh nhưng bố mẹ không có tiền chạy chữa, đến khi khối u phát triển quá to, che lấp một bên mắt. Sau khi được bệnh viện hỗ trợ chi phí, tôi tiến hành điều trị và phẫu thuật cắt bỏ khối u thành công cho các cháu, kết quả điều trị khả quan và không tái phát. Mới đây, tôi có điều trị tiêm xơ và phẫu thuật tái tạo mắt cho một bé gái bị u máu thể hang vùng mắt và thái dương.
An San
Liên hệ
b
ác sĩ chuyên khoa II Nguyễn Nguyệt Nhã,
p
hòng khám Đa khoa Quốc tế Hồng Ngọc tại t
ầng 10, Keangnam Landmark 72, Phạm Hùng, Hà Nội. Điện thoại 04
3927 5568 (máy lẻ 8).