6 Lỗi sai trong vận hành doanh nghiệp khiến kinh doanh bế tắc
Hầu hết những hội thảo chia sẻ kinh nghiệm hay bí quyết kinh doanh đều chỉ nhắc đến những case study thành công. Hiếm có nội dung nào chia sẻ lỗi sai trong vận hành doanh nghiệp, mặc dù những thông tin đó rất hữu ích với nhà quản trị trẻ.
Đó là lý do vì sao chúng tôi ở đây để chia sẻ với bạn 6 sai lầm cần tránh khi quản lý vận hành doanh nghiệp. Biết trước những lỗi sai này sẽ giúp bạn tiết kiệm rất nhiều thời gian sai và sửa. Cùng đọc tiếp bài viết dưới đây để biết nội dung chi tiết.
Vận hành doanh nghiệp là làm gì?
Tất cả công việc của một công ty để duy trì hoạt động và kinh doanh được gọi chung là vận hành doanh nghiệp.
Vận hành doanh nghiệp thường là nhiệm vụ dành riêng cho những người sáng lập công ty. Họ điều khiển hệ thống, thiết bị, con người và quy trình đúng cách để làm cho tổ chức hoạt động hiệu quả.
Tùy vào lĩnh vực, mô hình kinh doanh mà mỗi công ty sẽ có những yếu tố cần vận hành khác nhau. Thông thường, nhà quản trị cần quan tâm tới những yếu tố sau:
-
Quy trình
-
Nhân sự
-
Tài chính
-
Công nghệ
6 lỗi sai cần tránh khi vận hành doanh nghiệp
Câu tục ngữ “thất bại là mẹ thành công” luôn đúng trong mọi trường hợp. Bạn sẽ mắc phải rất nhiều sai lầm trong lĩnh vực khởi nghiệp. Đó cũng là cách để một doanh nghiệp trẻ trưởng thành.
May mắn thay, một số sai lầm có thể dễ dàng nhận ra để phòng tránh. Sau đây là 6 sai lầm phổ biến và giải pháp:
1. Tuyển sai người – sai lầm phổ biến nhất trong vận hành doanh nghiệp
Thuê nhầm người là sai lầm lớn mà một nhà lãnh đạo có thể mắc phải khi khởi nghiệp. Hầu hết lỗi sai này xuất phát từ việc nhà tuyển dụng chưa rõ mình cần gì và muốn gì. Vì vậy, bạn cần xác định đúng vai trò của vị trí trống và chân dung người phù hợp với vị trí đó.
Đừng vội vàng tuyển dụng. Thay vào đó, hãy dành thời gian của bạn và đánh giá tất cả ứng viên đang có. Nếu chưa có ai phù hợp, hãy tiếp tục tìm kiếm.
Khi quyết định thuê ai đó, hãy đảm bảo rằng bạn có khả năng đào tạo, hỗ trợ họ trong thời gian đầu. Xác định vai trò của nhân viên và truyền đạt những gì bạn mong đợi từ họ; feedback với nhân viên thường xuyên để giữ họ đi đúng hướng. Điều này sẽ góp phần nâng cao hiệu quả tuyển dụng nhân sự cho doanh nghiệp.
2. Thiếu tầm nhìn và kế hoạch kinh doanh rõ ràng
Một lỗi sai trong vận hành doanh nghiệp phổ biến mà các nhà lãnh đạo mắc phải là không có một kế hoạch rõ ràng cho tương lai. Điều này có thể dẫn đến việc mỗi cá nhân hướng về một mục tiêu nhưng không góp phần giúp tổ chức đạt được một thành tựu chung.
Nếu có tầm nhìn nhưng không có một kế hoạch rõ ràng, CEO sẽ khó đưa ra quyết định cần làm gì, vào lúc nào để đạt được mục tiêu đó.
Một kế hoạch kinh doanh đủ tốt luôn cần có thời gian nghiên cứu sâu rộng. Đầu tư thời gian ngay bây giờ sẽ giúp bạn tiết kiệm thời gian và tiền bạc về lâu dài. Nhiều doanh nhân trẻ khởi nghiệp nhưng không tính đến bức tranh toàn cảnh. Khi việc kinh doanh bế tắc, họ không hiểu gì về thị trường, tài chính, mô hình kinh doanh. Sự thiếu nhận thức này có thể khiến họ mất thời gian, tiền bạc và công sức.
3. Cố gắng “gồng gánh” quá nhiều trách nhiệm
Khi công ty của bạn vẫn còn ở giai đoạn mới bắt đầu, bạn có thể đưa ra tất cả quyết định và xử lý mọi nhiệm vụ chức năng. Tuy nhiên, về lâu dài, việc không buông bỏ dây cương có thể gây ra sự bế tắc trong kinh doanh. Bạn sẽ bắt đầu làm việc nhiều giờ, cố gắng giải quyết quá nhiều công việc cùng một lúc. Kết quả là, bạn bỏ qua những nhiệm vụ cốt lõi của một người lãnh đạo vì quỹ thời gian không đủ.
Điều đúng đắn bạn cần làm là tìm và trao quyền cho những người hiểu tầm nhìn của bạn, những người bạn có thể tin tưởng sẽ phát triển nhóm tốt hơn bạn.
4. Không có văn hóa doanh nghiệp
Nếu bạn muốn vận hành doanh nghiệp một cách vững chắc, hãy xây dựng văn hóa doanh nghiệp ngay từ đầu.
Văn hóa có thể thúc đẩy tăng trưởng một cách đáng kể. Một văn hóa với tầm nhìn rõ ràng, giá trị cốt lõi vững vàng, sẽ giúp bạn và team đưa ra quyết định đúng đắn, thiết lập các quy trình vững chắc.
5. Không theo dõi và đo lường các chỉ số
Dữ liệu là những con số đánh giá hiệu quả nhất “chỉ số sức khỏe” của doanh nghiệp. Đừng chỉ nghĩ đến những con số như KPI, doanh thu, lợi nhuận. Vận hành cả một doanh nghiệp không thể chỉ có vậy.
Mỗi yếu tố trong vận hành doanh nghiệp đều có phương pháp và công cụ đo lường chỉ số. Ví dụ, đối với lĩnh vực Nhân sự, nhà quản lý sẽ đo lường chất lượng Nhân sự bằng KPI, OKR, chỉ số hài lòng của nhân sự,…
6. Gắn bó với công cụ và quy trình cũ – sai lầm khó nhận ra nhưng rất nguy hiểm
Một sai lầm mà các CEO, nhà quản lý thường mắc phải trong vận hành doanh nghiệp là tuân theo một quy trình đã định sẵn và những công cụ đã quen thuộc. Lỗi sai này khó nhận ra vì nó mang lại cảm giác an toàn; nhưng sẽ âm thầm đào mòn doanh nghiệp của bạn.
Những quy trình hay công cụ đó có thể đã từng hoạt động tốt. Tuy nhiên, xã hội phát triển, khách hàng thay đổi, công nghệ mới ra đời liên tục. Thay vì dành quá nhiều thời gian cho các công việc lặp lại, hãy tự động hóa bằng phần mềm. Ưu tiên tập trung vào nhiệm vụ tạo nhiều giá trị, mang tính chiến lược hơn.
Trước tiên, hãy tìm và sử dụng quy trình, công cụ phù hợp với thực trạng hiện tại của tổ chức. Nhưng sau đó, hãy định kỳ đánh giá xem liệu nhóm của bạn có đang hoạt động ổn hay không; hoặc họ cần các phần mềm tự động hóa, chiến lược và quy trình làm việc mới nào để hoạt động tốt hơn.
Bạn chưa biết những phần mềm nào đang hỗ trợ rất tốt cho việc vận hành doanh nghiệp? Tham khảo ngay:
Kết luận
Trên đây là một số chia sẻ của chúng tôi về 6 lỗi sai trong vận hành doanh nghiệp. Những giải pháp của chúng tôi chắc chắn sẽ giúp bạn không lãng phí thời gian và tiền bạc cho những sai lầm không đáng.
Còn rất nhiều nội dung hữu ích khác mà chúng tôi muốn chia sẻ tới bạn. Đăng ký theo dõi blog ACheckin ngay tại đây để nhận được tài liệu mới sớm nhất.
First name or full name