4 Cách Nhổ Lông Vịt: Nhanh, Không rách da, Sạch nhất

Có khá nhiều cách nhổ lông vịt nhanh được hình thành do vận dụng mẹo và tích lũy kinh nghiệm. Tuy nhiên, một số hộ kinh doanh vẫn gặp khó khăn khi vặt lông gà, vịt,… Dưới đây là 1 số cách phổ biến, có bổ sung thêm lưu ý, tăng khả năng thành công. Bên cạnh đó, bài viết còn đem đến cách giải quyết cực hữu hiệu để đánh bay lông măng vịt. 

1. Nhổ lông vịt – “nỗi lo sợ” của nhiều người

Đối với hộ gia đình nhỏ, lẻ thì vặt lông vịt luôn là công việc bị tránh né. Bởi mỗi lần làm cũng phải mất hàng tiếng. Đặc biệt, khi sơ chế các con đang trong quá trình thay lông, trưởng thành lại càng khó khăn. Những chiếc lông con nhỏ đến mức phải dùng kẹp gắp mới có thể nhổ sạch hoàn toàn.

Đã vậy chúng còn bao phủ toàn thân, từ đầu, cổ đến đuôi vẫn có. Một số người sẽ chọn cách thui rơm để đốt trụ chỗ lông măng bên ngoài. Tuy nhiên, cách làm này lại ảnh hưởng đến chất lượng thành phẩm, khó nấu thành nhiều món.

Nhổ lông vịt kinh hoàngNhổ lông vịt kinh hoàng

Đối với hộ gia đình lẻ là vậy, còn các cơ sở cung cấp thực phẩm lớn thì sao? Họ vốn đã quen với công việc này mỗi ngày nhưng lại không cách nào tăng được năng suất vượt trội. Áp dụng đủ kiểu chế biến nhằm loại bỏ lông hoàn toàn nhưng không triệt để. Quả thật, loài gia cầm với bộ lông dày này đã làm khó không ít người, kể cả dân chuyên. 

2. Bật mí: 4 Cách nhổ lông vịt nhanh, sạch nhất tại nhà

Các gia đình thường rỉ tai nhau mấy mẹo dùng “cây nhà lá vườn” cho tiện lợi. Trong khi đó, đơn vị SX lại hướng đến biện pháp mang tính công nghiệp hơn. Mỗi kiểu lại phù hợp với 1 mục đích, phục vụ cho quy mô khác nhau. Điển hình nhất vẫn là các cách thông dụng sau đây. 

2.1 Bằng lá đu đủ

Hầu như ai cũng biết cách thực hiện đơn giản này. Tất nhiên, ở các vùng nông thôn sẽ dễ kiếm lá đu đủ hơn. Bạn dùng lá già hay non đều được, không lo tác động chất lượng thịt. Thực hiện chỉ vỏn vẹn bằng vài thao tác sau. 

Nhổ lông vịt bằng lá đu đủNhổ lông vịt bằng lá đu đủ

Chuẩn bị: Lá đu đủ, nồi lớn, 2 cái chậu, giỏ đựng lông, que gỗ dài,…

Cách tiến hành:

  • Đun sôi lá đu đủ đã vò nát.

  • Trong thời gian đó thì cắt tiết vịt và nhúng nước, cho các lớp lông thấm đều. Dùng rượu tưới lên thân vịt và ngâm trong 15″.

  • Đến khi nước sôi thì dìm trực tiếp vịt vào trong. Các phần lườn, cánh,… có lông cứng cần dùng que ấn xuống. 

  • Miết dọc theo đúng chiều thân và nhổ thật nhanh tay, trước khi lớp da căng cứng lại.  

Lưu ý:

  • Khi dìm vịt thì không nên dùng que ấn quá mạnh. Làm vậy sẽ khiến da bị tổn thương, hình thành vết bầm. 

  • Đợi nước nguội bớt, còn khoảng 70-80 độ thì mới cho vịt vào. 

2.2 Bằng giấm và rượu

Cách này thực hiện rất đơn giản nhưng lại có phần kém hiệu quả hơn. Tuy nhiên, đây vẫn là kiểu thường được sử dụng trong các gia đình. Bạn vẫn chuẩn bị công cụ như cách trên, bên cạnh đó là các nguyên liệu sau. 

Nhổ lông vịt bằng giấm rượuNhổ lông vịt bằng giấm rượu

Chuẩn bị: Giấm, rượu, muối hạt,…

Cách tiến hành:

  • Vịt cắt tiết xong thì ngâm nước lạnh khoảng 5″.

  • Đổ giấm hoặc rượu khắp thân vịt, dùng tay mát-xa đều và để ngâm 7-10″.

  • Đun nước ấm, dội trực tiếp vào vịt cho thấm ướt toàn bộ. Khoảng 5″ sau thì nhấc ra ngoài và tiến hành nhổ lông lần lượt.

2.3 Bằng nhựa thông

Cách này nghe có vẻ rất tự nhiên, “xanh” nhưng lại tiềm ẩn nhiều sự nguy hiểm. Nếu tiến hành không cẩn thận, người làm rất dễ bị bỏng. Ngoài ra, các hợp chất pha cùng nhựa thông còn có nguy cơ gây bệnh cho người. 

Chuẩn bị: Nhựa thông, sáp trắng,…

Cách tiến hành:

  • Pha nhựa và sáp theo tỷ lệ nhất định, sau đó cho vào nồi đun tới khi chảy ra thành dung dịch sệt.

  • Cắt tiết vịt, loại bỏ lớp lông dày bên ngoài và thả vào sáp đã đun. Nhúng khoảng 30-40s thì gắp ra ngoài và thả ngay vào chậu nước lạnh.

Nhổ lông vịt bằng nhựa thôngNhổ lông vịt bằng nhựa thông

Lưu ý:

  • Dùng que dài để nhúng vịt, tránh để tay tiếp xúc, gây bỏng. 

  • Khi lớp sáp cứng lại nên bóc ra ngay lập tức, tránh để ngâm lâu.

2.4 Bằng máy vặt lông gà vịt

Có thể nói máy nhổ lông gà là cách thức hữu dụng nhất. Nhờ sự can thiệp từ máy móc mà công việc đã được rút ngắn. Không chỉ vậy, thành phẩm còn đảm bảo không xây xước. Với thiết bị này, mọi vấn đề kể trên đều được khắc phục nhanh chóng. 

Chuẩn bị: Máy vặt lông vịt (dung tích tùy quy mô), nước sôi…

Cách tiến hành:

  • Cắt tiết và tiến hành nhúng nước sôi trước khoảng 5″.

  • Bật công tắc cho máy chạy khoảng 30s, sau đó thả gia cầm vào lồng. Tùy kích thước mà cho 2-3 con cùng lúc. 

  • Dội nước liên tục để lông được xả trực tiếp ra bên ngoài qua khoang thoát nước. 

  • Tới khi vịt sạch lông (khoảng 30-40s) thì tắt công tắc và thu hoạch thành phẩm.

Nhổ lông vịt bằng máy chuyên dụngNhổ lông vịt bằng máy chuyên dụng

Lưu ý:

  • Nên đặt máy ở nơi có bề mặt phẳng, nguồn điện ổn định. 

  • Cách tốt nhất là lắp đường ống nước tự động, không cần túc trực đứng dội nước, làm sạch lông. 

  • Mua máy tại các đơn vị uy tín, có tuổi nghề lâu năm và CSBH rõ ràng. 

3. Mẹo khử sạch mùi hôi vịt chỉ với thao tác đơn giản

Khác với gà, vịt và ngan luôn có mùi hôi khá đặc trưng. Thậm chí, nếu không biết cách nấu thì mùi gây này còn ảnh hưởng đến quá trình thưởng thức. Do đó, bên cạnh việc làm sạch lông thì khử mùi cũng là việc đáng quan tâm không kém. 

3.1 Loại bỏ tuyến hôi của vịt

Khi sơ chế bạn nên cắt bỏ phao câu, hoặc phần màu vàng này đi để không gây mùi khó chịu. Nhớ khoét sâu 1 chút để loại bỏ hoàn toàn tuyến hôi này nhé!

Loại bỏ tuyến hôi của vịtLoại bỏ tuyến hôi của vịt

3.2 Chà xát vịt với giấm và muối

Sau khi làm lông sạch sẽ, lấy muối xoa đều khắp thân vịt. Sau đó lấy giấm dội đều và xoa thật nhẹ nhàng khoảng 5-10”. Rửa sạch với nhiều lần với giấm gạo sẽ cho hiệu quả đáng kể hơn. 

3.3 Ngâm vịt với rượu và gừng

Bạn pha hỗn hợp muối loãng, rượu trắng và gừng. Ngâm vịt khoảng 20”, trong thời gian đó dùng gừng để chà khắp thân vịt. Làm vậy không chỉ mất mùi hôi mà còn khiến bề mặt da bóng và sáng hơn. 

Tất nhiên là có rất nhiều cách nhổ lông vịt nhanh nhưng an toàn nhất hiện nay là dùng máy. Nhờ vậy mà các hộ gia đình từ nhỏ đến lớn đều giải quyết được nỗi lo vặt lông vịt.