16 phong tục ngày Tết ở Việt Nam.

Tết là dịp để các thành viên được quây quần sum họp. Dù tha phương xa hay gần thì cũng đều trở về bên gia đình cùng nhau ăn bữa cơm tất niên và chúc tụng nhau những lời tốt đẹp, may mắn nhất cho năm mới. Cùng chúng tôi tìm hiểu những phong tục ngày tết ở Việt Nam ý nghĩa qua bài viết dưới đây nhé.

1. Phong tục gói bánh chưng Ngày Tết

Bánh chưng là món ăn truyền thống đã có từ thời vua Hùng và là món ăn không thể thiếu trong mâm cơm những ngày Tết của người Việt cho tới ngày nay. Vì thế gói bánh chưng được coi là một phong tục ngày tết vô cùng nhân văn và ý nghĩa.  Bánh chưng thường được các gia đình sắp sửa và gói từ ngày 27,28,29 Tết.

Một chiếc bánh chưng đủ lá, gạo, thịt, đỗ tượng trưng một năm mới đủ đầy ấm no

Tùy từng địa phương mà hình dạng chiếc bánh chưng cũng mang hình hài khác nhau song phổ biến nhất vẫn là bánh chưng vuông và tròn. Bánh tròn tượng trưng cho trời, bánh vuông tượng trưng cho đất.

Phần lá xanh bao quanh gạo và đỗ giống như công ơn sinh thành dưỡng dục bố mẹ dành cho con con. Bởi thế bánh chưng cũng là món quà Tết biếu vô cùng ý nghĩa dành cho họ hàng và bạn bè dịp này.

2. Phong tục tặng quà ngày Tết

Tặng quà ngày tết là truyền thống tốt đẹp và đặc trưng của nền văn hóa Á Đông nói chung cũng như của người Việt Nam nói riêng.

phong tục ngày tết

Những món quà tặng ngày tết của người Việt

Tết không chỉ là dịp để chúng ta nghỉ ngơi, nhìn lại một năm mà cũng là dịp để quan tâm đến những người gần gũi gắn bó với chúng ta trong công việc cũng như trong cuộc sống.  Thăm nhau dịp cuối năm là một trong những việc làm ý nghĩa nhất.  Ngoài thời gian dành cho họ, sẽ ý nghĩa hơn nếu bạn chọn một món quà tết thích hợp cho họ.  

Chính vì vậy, vào ngày này hàng năm, người dân Việt thường tặng những món quà tết với màu đỏ, mang lại may mắn, thịnh vượng thường được ưu tiên lựa chọn bởi đó là tượng trưng cho sự ấm no, hạnh phúc.

Không một ai có thể biết phong tục ngày tết này có từ bao giờ, nhưng cứ đến ngày này, nhà nhà người người lại tìm kiếm những món quà phù hợp nhưng không kém sang trọng để tặng cho những mối quan hệ chất lượng. Vậy, ai là người bạn cần thăm và tặng quà cuối năm?

  • Các bạn có thể tham khảo quà tết độc đáo nhất 2022 tại đây: Quà tết ý nghĩa 2022

3. Phong tục Chơi hoa dịp Tết

Theo quan niệm của ông cha ta, Tết mà nhà càng nhiều cây và hoa thì gia đình càng phúc khí dồi dào. Tết mà thiếu cây đào, cây mai, cây quất thì Tết không còn là đúng nghĩa Tết nữa.

Chưng đào ngày Tết mang ý nghĩa may mắn, phúc lộc cho năm mới.

Có lẽ bởi thế, những ngày cận Tết người dân lại nô nức sắm đào, mai về trưng trong nhà để đón chào năm mới. Ngoài đào, mai, quất là những cây tượng trưng sự may mắn, thịnh vượng cho gia đình thì những năm trở lại đây, có rất nhiều loại hoa đẹp với nhiều ý nghĩa khác nhau được người Việt mua về trưng tết.

Điển hình trong số đó phải kể đến là: Lan, ly, cúc, thủy tiên…những loại hoa này đều mang phúc khí và tạo cho ngôi nhà sức xuân ấm áp những ngày đầu xuân mới.

4. Phong tục bày mâm ngũ quả

Giống với bánh chưng, mâm ngũ quả cũng là một phong tục ngày tết không thể thiếu của dân ta. Với việc xếp khéo léo 5 loại quả mang ý nghĩa khác nhau song đều chung mục đích mong một năm mới may mắn, an khang và phú quý.

Mâm ngũ quả đẹp mắt xếp theo tiêu chí người miền Nam

Tùy vào từng vùng miền, cách xếp mâm ngũ quả cũng có sự khác biệt. Nếu miền Bắc, mâm ngũ quả thường được trưng bày theo ngũ hành, miền Trung có gì bày nấy thì miền Nam lại xếp mâm ngũ quả miễn sao tròn đầy. Điều đặc biệt, miền Nam không bao giờ xếp chuối vào mâm quả vì khẩu âm giống từ “chúi” thể hiện sự đi xuống, không may ngày Tết.

5. Lau dọn, trang hoàng nhà cửa đón Tết

Chuẩn bị chào đón năm mới, các gia đình dù bận tới đâu cũng đều cùng nhau dọn dẹp và trang hoàng nhà cửa thật sạch đẹp và rực rỡ.

Dọn nhà cuối năm để đón chào tài lộc năm mới.

Theo quan niệm dân ta, nhà cửa sạch sẽ vừa thể hiện việc quét trôi đi những bụi bẩn, đen đủi của năm mới đồng thời đón rước những năng lượng mới tích cực hơn vào nhà.

6. Đi Chợ Tết

Đợi chờ cả năm để có một ngày đấy chính là ngày chợ Tết. Khác với ngày thường, chợ tết vô cùng đông vui, nhộn nhịp và được họp từ sáng sớm tới đêm khuya.

Đi chợ Tết không chỉ để sắm sửa thực phẩm, quần áo mới, mua hoa quả trang trí cho gia đình mà còn là dịp để tận hưởng không khí cả năm có một này.

7. Tảo mộ tổ tiên

Những ngày cuối năm hoặc đầu năm mới dù bạn đang theo bất cứ tôn giáo nào thì phong tục thăm viếng mộ tổ tiên cũng không thể bỏ qua.

Đây cũng là dịp con cháu quây quần chăm sóc nơi an nghỉ của cội nguồn như lúc còn sống để đón chào năm mới. Nó còn là phong tục ngày tết phổ biến thể hiện tấm lòng hiếu thảo, kính trọng với các đấng sinh thành đã mất.

8. Phong tục cúng tất niên ngày Tết

Thêm một phong tục ngày tết nữa không thể bỏ qua đấy là cúng tất niên đêm giao thừa. Mâm cơm tất niên được coi là mâm cơm kết thúc năm cũ cũng là mâm cơm đầu tiên năm mới bởi vậy rất đủ đầy với mục đích thắp hương mời thần linh, gia tiên cùng về gia đình thưởng thức mâm cơm cuối năm để chuẩn bị đón chào năm mới.

9. Phong tục đón giao thừa

Giao thừa là thời điểm chuyển giao thiêng liêng giữa năm mới và năm cũ, là thời điểm trời đất giao hòa ý nghĩa. Một mâm cơm cúng lễ giao thừa còn được gọi là lễ trừ tịch với mong muốn loại bỏ hết những điều xấu, đen đủi năm cũ để đón những may mắn, những điều tốt đẹp năm mới.

Thông thường phong tục ngày tết này được diễn ra ngoài trời hoặc tại ban thờ tổ tiên. Sau khi chuyển giao năm mới cả gia đình sẽ cùng nhau quây quần nhìn lại năm cũ và chúc nhau những điều bình an nhất năm mới.

10. Phong tục hái lộc đầu năm lấy may

Hái lộc đầu xuân được coi là nét đẹp truyền thống mang yếu tố tâm linh trong năm mới của người Việt. Phong tục này thường được thực hiện vào đêm giao thừa thời điểm qua 12h đêm hoặc sáng sớm mùng một Tết để cầu mong rước may mắn, lộc lá vào nhà.

11. Phong tục xông đất ngày Tết

Cũng giống như các phong tục ngày tết khác, xông đất cũng là một hình thức mong muốn may mắn đến với gia đình vào dịp năm mới.

Theo quan niệm dân gian, ai là người bước vào nhà gia chủ đầu tiên sau giao thừa kèm lời chúc mừng năm mới thì được coi là người xông đất. Người xông đất thường được gia chủ lựa chọn từ trước. Người này thường là nam giới, hợp tuổi, hiền lành, có nếp sống lành mạnh, thành đạt… mang theo lời chúc để năm mới của gia chủ thêm bình an, suôn sẻ.

12. Phong tục xin chữ ngày Tết

Xin chữ là một phong tục ngày Tết mang nhiều ý nghĩa văn hóa thể hiện tấm lòng tôn kính chữ nghĩa của người Việt cũng là cầu mong một năm mới may mắn, như ý.

Những chữ được xin nhiều nhất là Đức, Lộc, Phúc, An, Thọ, Phát, Đạt…

Không chỉ những người lớn tuổi mà những năm gần đây giới trẻ cũng rất thích việc xin chữ. Bên cạnh các ông đô già, cũng xuất hiện nhiều ông đồ trẻ với tài năng viết chữ rất đáng học hỏi.

Tục xin chữ thường diễn ra tại các ngày hội chùa từ mùng 2 trở đi. Ngoài xin chữ thì tục xin câu đối Tết cũng được phổ biến vài năm trở lại đây.

13. Phong tục chúc Tết và lì xì đầu năm

“ Mùng 1 tết cha, mùng 2 tết me”, phong tục này là nét đẹp có từ thời xa xưa, không chỉ là truyền thống mà chúc tết còn thể hiện văn hóa của người Việt mỗi dịp Tết nguyên đán. Bắt đầu từ mùng 1 đến mùng 3 tết, mọi người trong gia đình sẽ cùng nhau đi chúc Tết họ hàng nội ngoại, bạn bè.

Sau khi chúc tết, những người lớn tuổi sẽ dành những phong bao lì xì may mắn cho con cháu mong các con sẽ có năm mới thành đạt, may mắn. Còn con cháu lì xì ông bà, bố mẹ với mong ước các bậc lão thành sẽ luôn mạnh khỏe sống vui vẻ bên con cháu.

Lì xì là một phong tục ngày tết đẹp của Việt nam ngày Tết.

Tiền trong bao lì xì nhiều hay ít không quan trọng mà quan trọng nó ở ý nghĩa và nét văn hóa tốt đẹp này. Lì xì ngày tết tượng trưng cho tài lộc, cho sự may mắn của cả người cho lẫn người nhận.

14. Phong tục đi lễ chùa cầu may đầu năm

Đi lễ chùa cầu may đầu năm được coi là một trong những nét đẹp văn hóa tâm linh của người Việt Nam trong chuỗi các phong tục ngày Tết. Vào dịp này, mọi người thường cùng nhau đến những ngôi chùa nổi tiếng để cầu phúc, cầu tài, cầu lộc, cầu duyên… cho năm mới.

Đi lễ chùa đầu năm còn là việc khiến bản thân mình trở nên thanh tịnh hơn, gột rửa những điều cũ, bắt đầu cho một năm mới với những điều may mắn, tốt đẹp.

15. Phong tục cây nêu

Cây nêu ngày Tết thường xuất hiện ở một số vùng miền núi cao các dân tộc thiểu số. Cây nêu là một cây tre có chiều cao khoảng 5 – 6 mét. Ở ngọn thường treo nhiều thứ như vàng ma, rượu, cá chép… có thể bằng giấy hay bằng rơm tùy theo từng địa phương.

Treo cây nêu ngày tết là phong tục lâu đời Việt Nam.

Mỗi khi gió thổi những vật này va vào nhau tạo nên tiếng kêu rất vui tai. Nó thường dùng để cánh báo hiệu ma quỷ rằng nơi đây là nhà đã có chủ, không được phép tới quấy phá… 

Cây nêu thường treo thêm 1 chiếc đèn lồng đỏ. Tối đến gia chủ sẽ thắp sáng đèn lồng để tổ tiên biết đường về nhà với con cháu. Tối giao thừa nhiều nhà còn đốt pháo để mừng năm mới cũng là xua đuổi ma quỷ và những điều không may.

Cây nêu thường được dựng khá sớm từ ngày 23 tháng chạp để tiễn Táo về trời đến hết mùng 7 âm mới hạ xuống. Dưới xuôi không dựng cây nêu mà thay vào đó là tục để cây mía tại bàn thờ tổ tiên.

16. Phong tục xin câu đối tết

Như trên chia sẻ, ngoài tục xin chữ ngày tết thì tục xin câu đối tết những năm trở lại đây được rất nhiều người ưa chuộng. Câu đối thường được viết bằng chữ Nho (màu đen hoặc vàng) trên những tấm giấy thiếp đỏ hay hồng đào nhằm tạo gọi chung là câu đối đỏ.

Tết có vài câu đối đỏ này treo trong nhà, căn nhà thêm phần đẹp và may mắn hơn.

Trên đây là những phong tục ngày tết phổ biến tại Việt Nam. Nó không chỉ là những phong tục truyền thống mà còn có ý nghĩa văn hóa dân tộc vô cùng to lớn. Chỉ cần nhắc tới phong tục này chắc hẳn ai cũng rạo rực và tự hào.